Thông tin báo chí viết về Nam Định ngày 11/7/2022
ĐIỂM BÁO
Ngày 11 tháng 7 năm 2022
I. Thời sự - Chính trị
1. Chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh Nam Định Khóa XIX: Thẳng thắn và cầu thị
(Daibieunhandan.vn 10/7, Khánh Duy; Đại biểu nhân dân 10/7, tr1+4)
Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh Nam Định Khóa XIX diễn ra sôi nổi, trách nhiệm. Các đại biểu đã yêu cầu làm rõ những tồn tại, hạn chế đông đảo người dân quan tâm như: Việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nông thôn; công tác khám, chữa bệnh tại tuyến y tế cơ sở, tuyến tỉnh… Lãnh đạo các sở, ngành với tinh thần cầu thị, tiếp thu đã đưa ra giải pháp và lộ trình khắc phục trong thời gian tới.
Mở đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn, đại biểu Bùi Thị Ánh Nguyệt (huyện Trực Ninh) cho biết: Chủ trương của tỉnh hiện nay là không mở rộng hoặc đầu tư xây dựng mới bãi chôn lấp rác thải trên địa bàn các xã; ưu tiên đầu tư xây dựng khu xử lý rác thải tập trung quy mô vùng trên địa bàn các huyện. Tuy nhiên, việc xây dựng các khu xử lý rác thải tập trung còn rất hạn chế, gây khó khăn cho công tác thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn nông thôn. Vì vậy, đề nghị ngành tài nguyên và môi trường có giải pháp khắc phục.
Trả lời chất vấn vấn đề này, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Văn Sơn cho biết: Từ năm 2007, UBND tỉnh đã chỉ đạo hỗ trợ đầu tư các công trình xử lý rác thải tập trung quy mô cấp xã bằng phương pháp chôn lấp hoặc sử dụng lò đốt. Đến nay, 73 xã đã xây dựng bãi chôn lấp, 109 xã có lò đốt; 167/201 xã, thị trấn thực hiện phân loại rác thải tại nguồn. Để triển khai xây dựng khu xử lý rác thải tập trung quy mô huyện, liên huyện, UBND tỉnh đã quy hoạch khu xử lý chất thải rắn vùng tỉnh tại Khu xử lý Lộc Hòa (thành phố Nam Định), diện tích 35,5ha, xử lí chất thải rắn công nghiệp nguy hại toàn tỉnh, xử lý chất thải sinh hoạt cho thành phố và quy hoạch 12 khu xử lý tại các huyện. Thời gian qua, Sở đã có nhiều văn bản đôn đốc, hướng dẫn thực hiện việc thu gom, phân loại và xử lý rác sinh hoạt trên địa bàn; tham mưu UBND tỉnh phê duyệt Đề án quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 - 2025. Dù vậy, quá trình triển khai xây dựng các khu xử lý rác thải tập trung còn hạn chế.
Vì vậy, thời gian tới, ngành tài nguyên - môi trường sẽ tham mưu UBND tỉnh tích hợp vào quy hoạch tỉnh 4 điểm xử lý rác thải quy mô huyện, liên huyện; ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn. Sau khi quy hoạch tỉnh được phê duyệt, sẽ phối hợp các sở, ngành khẩn trương lựa chọn nhà đầu tư xây dựng khu xử lý rác thải với công nghệ tiên tiến, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Trả lời chất vấn của đại biểu Lương Thị Thu Phương (thành phố Nam Định) về chất lượng, khám chữa bệnh của hệ thống y tế cơ sở, đặc biệt là các trạm y tế xã, phường, thị trấn còn nhiều hạn chế, nhất là trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19 vừa qua và giải pháp nâng cao năng lực hoạt động, chất lượng khám chữa bệnh của y tế cơ sở, Giám đốc Sở Y tế Trần Trung Kiên cho biết: Về cơ bản, hệ thống y tế trên địa bàn tỉnh bố trí rộng khắp từ tỉnh đến tận thôn xóm. Tuy nhiên, tình trạng cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế bị xuống cấp; việc thiếu và yếu đội ngũ cán bộ y, bác sỹ giỏi hay những vướng mắc liên quan đến việc chậm thanh toán bảo hiểm y tế, nợ đọng BHYT khiến nhiều đơn vị có nguồn thu thấp, thu không đủ chi. Đây là một phần nguyên nhân ảnh hưởng đến công việc thường xuyên cũng như chất lượng khám, chữa bệnh của các đơn vị.
Giám đốc Sở Y tế cho biết, thời gian tới, ngành sẽ làm tốt công tác tư tưởng, phát huy dân chủ tạo sự đoàn kết, tạo môi trường tốt, tinh thần thoải mái trong toàn ngành để cán bộ, nhân viên tin tưởng vào sự quan tâm lãnh đạo của tỉnh, yên tâm công tác và cống hiến. “Bên cạnh thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh; triển khai kế hoạch tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người dân bảo đảm an toàn theo chỉ đạo của tỉnh, của Bộ Y tế, ngành y tế cũng sẽ tập trung cơ cấu lại tổ chức; định hướng phát triển sát với yêu cầu thực tiễn. Đồng thời, tăng cường tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, y, bác sỹ để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Xây dựng kế hoạch tuyển viên chức; động viên các bác sĩ trẻ quê hương về làm việc tại tỉnh; giải quyết vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ đấu thầu thuốc tập trung và các gói vật tư y tế…”, Giám đốc Sở Y tế Trần Trung Kiên nhấn mạnh.
Về định hướng và giải pháp của ngành y tế để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh đối với cơ sở y tế tuyến tỉnh, Giám đốc Sở Y tế cho biết: Trước mắt, sẽ tập trung từng bước xây dựng bệnh viện thông minh. Trong đó, đẩy nhanh việc hoàn thành và chuyển địa điểm bệnh viện đa khoa tỉnh trong năm 2025; quy hoạch sắp xếp lại và đầu tư xây dựng thêm một số đơn vị. Tận dụng cơ sở vật chất, chuẩn bị về nhân lực, trang thiết bị để làm tốt kỹ thuật theo phân tuyến và phát triển kỹ thuật mới trong hơn 2 năm (2022 - 2024) cho các cơ sở mới.
II. Kinh tế
1. Nam Định: Nâng vị thế nông sản địa phương
(Daibieunhandan.vn 11/7, Tuấn Đỗ; Đại biểu nhân dân 11/7, tr7)
Là tỉnh duyên hải trọng điểm nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng, với điều kiện tự nhiên nhiều thuận lợi, Nam Định có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao.Để nâng cao vị thế nông sản địa phương, tỉnh Nam Định đã chủ động rà soát, xác định các sản phẩm chủ lực phù hợp với yêu cầu, tiềm năng lợi thế của địa phương.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Định cho biết, tỉnh đã chủ động rà soát, xác định các sản phẩm chủ lực phù hợp với yêu cầu, tiềm năng lợi thế của địa phương. Từ đó, áp dụng đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thu hút, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Ngày 18.9.2019, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 1979/QĐ-UBND phê duyệt danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực; các ngành hàng, sản phẩm nông nghiệp quan trọng cần ưu tiên khuyến khích, hỗ trợ phát triển. Trong đó, có 3 nhóm sản phẩm chủ lực (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản) với các chủng loại cụ thể như lúa, rau, củ; hoa, cây cảnh; thịt lợn, gà; ngao, tôm; 5 ngành hàng, sản phẩm nông nghiệp quan trọng gồm: ngành sản xuất các sản phẩm trồng trọt; ngành sản xuất các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản; sản xuất, sơ chế, chế biến các sản phẩm nông, lâm, thủy sản và muối; phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao; phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp kết hợp với du lịch sinh thái.
Đến nay, các sản phẩm chủ lực này ngày càng phát triển ổn định, góp phần quan trọng trong cơ cấu cây trồng, vật nuôi của tỉnh. Cụ thể, việc sản xuất lúa; rau củ; hoa, cây cảnh đã chuyển trọng tâm sản xuất từ coi trọng số lượng, sản lượng sang chất lượng, tỷ lệ lúa chất lượng cao tăng nhanh trên 80% diện tích năm 2021; phương thức sản xuất, nhất là khâu gieo cấy và khâu thu hoạch được cơ giới hóa mạnh mẽ đã tiết kiệm thời gian, chi phí sản xuất của người dân. Sản xuất rau màu theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng theo chuỗi được coi trọng. Nhiều mô hình liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ lúa gạo chất lượng cao gắn với xây dựng thương hiệu gạo Nam Định được hình thành, qua đó, giải quyết được thị trường tiêu thụ, nâng cao năng suất và chất lượng gạo trên địa bàn tỉnh.
Về sản phẩm chủ lực trong chăn nuôi, năm 2021, đạt nhiều kết quả tốt, tổng đàn lợn (không tính lợn con chưa tách mẹ) có 641.050 con; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng cả năm đạt 150.470 tấn. Tổng đàn gia cầm hiện có 9.467.000 con; sản lượng thịt gia cầm các loại đạt 32.361 tấn. Nuôi trồng thủy sản tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng phát triển thành các vùng nuôi tập trung theo phương thức thâm canh và ứng dụng công nghệ cao, tạo sản lượng thủy sản hàng hóa với quy mô lớn để hình thành chuỗi liên kết giá trị từ sản xuất đến tiêu dùng.
Là tỉnh trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng, có nhiều điều kiện và tiềm năng để phát triển nông nghiệp nên tỉnh Nam Định đã xác định rõ định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Tỉnh cũng tập trung thực hiện các giải pháp, nhằm thu hút tối đa doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và bước đầu đã đạt được một số kết quả khả quan. Trong đó, nổi bật là đẩy mạnh xúc tiến và thu hút đầu tư tại chỗ, thông qua việc liên kết giữa các doanh nghiệp nông nghiệp đóng trên địa bàn với các đối tác nước ngoài hay tỉnh bạn, đặc biệt là chương trình hợp tác nông nghiệp với Nhật Bản.
Tuy vậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng nêu lên một số khó khăn như đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng; nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp còn thấp; nguồn lực để thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp chủ yếu là lồng ghép từ các nội dung khác; số lượng doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn ít...
Đại diện một số doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng nêu ra không ít khó khăn khi bắt tay đầu tư vào làm nông nghiệp. Ông Lâm Văn Lưu, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sản xuất trà dược liệu Ngọc Anh chia sẻ, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp cần nhất là vốn để cơ giới hóa nhưng quy trình thủ tục vay vốn vẫn rườm rà, khó khăn. Công ty đã được tỉnh nhất trí chủ trương cho chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, nhưng toàn bộ hệ thống công trình, nhà xưởng nhiều tỷ đồng đều không được tính giá trị khi làm tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng. Trong khi đó, sản phẩm dược liệu của doanh nghiệp đều được chuẩn hóa từ vùng thổ nhưỡng; kỹ thuật nuôi trồng, thu hái, sản xuất theo chuỗi cung ứng khép kín từ khâu lựa chọn giống; nguyên vật liệu trực tiếp trồng và thu hoạch tại Nam Định đạt chuẩn VietGAP.
Để khắc phục những hạn chế trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, thời gian tới, sẽ tích cực triển khai các hoạt động nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp như thực hiện cải cách hành chính theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch; tập trung cao cho công tác cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh; hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp tiếp cận các dịch vụ công. Bên cạnh đó, tiếp tục duy trì công khai các quy hoạch của ngành để các nhà đầu tư, doanh nghiệp tiếp cận thông tin; phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức hội nghị gặp gỡ, xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp của Nhật Bản trong chương trình hợp tác giữa tỉnh Nam Định với các tỉnh của Nhật Bản. Hỗ trợ tư vấn kỹ thuật, cung cấp các thông tin sản xuất, tư vấn lập dự án, cung cấp thông tin cần thiết về thị trường… cho các doanh nghiệp nông nghiệp, đặc biệt các thông tin về cơ chế, chính sách.
https://daibieunhandan.vn/dia-phuong/nang-vi-the-nong-san-dia-phuong-i295012/
2. Hai cảng xếp loại đặc biệt trong danh mục cảng biển Việt Nam
(Baogiaothong.vn 10/7, Hồ An; Conglyxahoi.net.vn 10/7; Tapchicongthuong.vn 10/7; Petrotimes.vn 10/7; Congthuong.vn 09/7; Vneconomy.vn 09/7; Baochinhphu.vn 09/7; TTXVN/Bnews.vn/VietnamPlus.vn 09/7; Hà Nội mới 10/7, tr2)
Trong danh mục 34 cảng biển Việt Nam, có 2 cảng được xếp loại đặc biệt là cảng biển Hải Phòng và cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định công bố Danh mục cảng biển Việt Nam. Theo đó, có 2 cảng biển loại đặc biệt, 11 cảng biển loại I, 7 cảng biển loại II và 14 cảng biển loại III.
Cảng biển Hải Phòng và cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu là 2 cảng biển được xếp loại đặc biệt.
11 cảng biển loại I gồm: Cảng biển Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, TP. HCM, Đồng Nai và Cần Thơ.
7 cảng biển loại II có cảng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận, Đồng Tháp, Hậu Giang và cảng biển Trà Vinh.
Danh mục 14 cảng biển được xếp loại III gồm cảng biển Nam Định, Thái Bình, Quảng Nam, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, An Giang, Vĩnh Long, Cà Mau, Kiên Giang.
Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2021/NĐ-CP quy định tiêu chí phân loại cảng biển, có hiệu lực từ ngày 10/9/2021, trong đó đã sửa đổi bổ sung các quy định về tiêu chí và nội dung phân loại cảng biển.
Cụ thể, tiêu chí về phạm vi ảnh hưởng của cảng biển được đánh giá trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, qua các chỉ tiêu như: Cảng biển phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, hoặc liên vùng và có chức năng trung chuyển quốc tế, hoặc cảng cửa ngõ quốc tế; cảng biển phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng; cảng biển phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng; cảng biển phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đối với tiêu chí quy mô, được đánh giá trên cơ sở sản lượng hàng hóa thông qua và cỡ trọng tải tàu được tiếp nhận tại cảng biển, thông qua các chỉ tiêu sau: Sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển; cỡ trọng tải tàu tiếp nhận tại cảng biển.
Cục Hàng hải Việt Nam đã tổ chức đánh giá, sử dụng các số liệu về phạm vi ảnh hưởng của cảng biển, sử dụng các số liệu thống kê hàng hóa theo báo cáo của Cảng vụ Hàng hải trong các năm 2018, 2019, 2020, sử dụng số liệu cỡ trọng tải tàu lớn nhất tiếp nhận tại cảng biển theo các Quyết định công bố mở cầu, bến cảng.
Đồng thời, Nghị định 76 còn quy định việc đánh giá, phân loại cảng biển theo phương thức chấm điểm với thang điểm 100. Dựa vào số điểm, cảng biển được đánh giá và phân thành 4 loại.
Trong đó, cảng biển đặc biệt có tổng số điểm chấm đạt trên 90 điểm; cảng biển loại I có tổng số điểm chấm đạt trên 70 điểm đến 90 điểm; cảng biển loại II có tổng số điểm chấm đạt từ 50 điểm đến 70 điểm và cảng biển loại III có tổng số điểm chấm dưới 50 điểm. https://www.baogiaothong.vn/hai-cang-xep-loai-dac-biet-trong-danh-muc-cang-bien-viet-nam-d558849.html
Cảng biển Hải Phòng và cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu được xếp loại đặc biệt
https://conglyxahoi.net.vn/thoi-su/cang-bien-hai-phong-va-cang-bien-ba-ria-vung-tau-duoc-xep-loai-dac-biet-164342.html
Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu là cảng biển "loại đặc biệt"
https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/hai-phong-ba-ria--vung-tau-la-cang-bien-loai-dac-biet-d31091.html
Công bố danh mục 34 cảng biển Việt Nam
https://baochinhphu.vn/cong-bo-danh-muc-34-cang-bien-viet-nam-102220709151512537.htm
Chính phủ công bố danh mục 34 cảng biển Việt Nam
https://bnews.vn/chinh-phu-cong-bo-danh-muc-34-cang-bien-viet-nam/250455.html
https://www.vietnamplus.vn/cong-bo-danh-muc-34-cang-bien-viet-nam-co-2-cang-loai-dac-biet/804876.vnp
Công bố danh mục 34 cảng biển, Hải Phòng và Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc loại đặc biệt
https://vneconomy.vn/cong-bo-danh-muc-34-cang-bien-hai-phong-va-ba-ria-vung-tau-thuoc-loai-dac-biet.htm
Việt Nam có 2 cảng đặc biệt trong số 34 cảng biển
https://congthuong.vn/viet-nam-co-2-cang-dac-biet-trong-so-34-cang-bien-182521.html
Công bố danh mục cảng biển Việt Nam
https://petrotimes.vn/cong-bo-danh-muc-cang-bien-viet-nam-659560.html
III. Văn hóa - Xã hội
1. Nam Định: Ra quân vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện
(TTXVN/Vnanet.vn 10/7; Quân đội nhân dân 11/7, tr7)
Ngày 10/7/2022, Bảo hiểm xã hội tỉnh Nam Định tổ chức Lễ ra quân hưởng ứng ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7 - Truyền thông, vận động, phát triển người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình.
Mời quý vị xem hình ảnh và chú thích chi tiết tại link sau:
https://vnanet.vn/vi/anh/anh-thoi-su-trong-nuoc-1014/nam-dinh-ra-quan-van-dong-nguoi-dan-tham-gia-bao-hiem-xa-hoi-tu-nguyen-6214710.html
2. Đảm bảo an toàn hạ du khi hồ thủy điện Hòa Bình xả lũ
(Vov.vn 10/7, Minh Long; Congthuong.vn 10/7; Daidoanket.vn 10/7; TTXVN/Baotintuc.vn 10/7)
Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai vừa có Công điện gửi Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Hòa Bình, Phủ Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình về triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hạ du khi xả lũ hồ Hòa Bình.
Thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng và Công điện của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai lệnh Giám đốc Công ty thủy điện Hòa Bình mở cửa xả đáy thứ nhất vào hồi 13 giờ trưa 10/7.
Để đảm bảo an toàn về người và tài sản khi hồ xả lũ, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đề nghị Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố vừa nêu thông báo ngay đến các cấp chính quyền, người dân, các tổ chức có hoạt động trên sông, ven sông; cơ sở nuôi trồng thủy sản trên sông, phương tiện vận tải thủy; các bến đò ngang; rà soát, đảm bảo an toàn đê điều theo cấp báo động, nhất là phương án bảo vệ các trọng điếm đê điều xung yếu, các công trình đang thi công; các hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác cát sỏi biết thông tin xả lũ hồ thủy điện Hòa Bình để chủ động các biện pháp phòng tránh đảm bảo an toàn về người, tài sản.
Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp với Chủ hồ có giải pháp đảm bảo an toàn đối với người dân hiếu kỳ đến gần khu vực xem xả lũ.
Báo cáo và đề xuất kịp thời phương án xử lý các tình huống bất thường có thể xảy ra trong quá trình xả lù về Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai.
https://vov.vn/xa-hoi/tin-24h/dam-bao-an-toan-ha-du-khi-ho-thuy-dien-hoa-binh-xa-lu-post955750.vov
Chiều 10/7 mở cửa xả đáy thứ nhất hồ Hòa Bình
https://congthuong.vn/chieu-nay-107-mo-cua-xa-day-thu-nhat-ho-hoa-binh-182536.html
Mực nước lên cao, hồ thủy điện Hòa Bình mở 1 cửa xả đáy
http://daidoanket.vn/muc-nuoc-len-cao-ho-thuy-dien-hoa-binh-mo-1-cua-xa-day-5690923.html
Vào lúc 13 giờ 30 ngày 10/7, mở cửa xả đáy thứ nhất hồ Hoà Bình
https://baotintuc.vn/xa-hoi/vao-luc-13-gio-30-ngay-107-mo-cua-xa-day-thu-nhat-ho-hoa-binh-20220710092301615.htm
3. Ngày dân số thế giới 11/7: Cảnh báo mức sinh tăng trở lại ở nhiều địa phương còn khó khăn
(Cand.com.vn 11/7, Trần Hằng)
Sinh con thứ 3, con thứ 4 giờ đã không còn hiếm tại nhiều gia đình, ở nhiều vùng miền khác nhau. Theo Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) - Bộ Y tế, sau gần 50 năm nỗ lực, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế vào năm 2006 với tổng tỷ suất sinh (TFR) = 2,09 con/phụ nữ và duy trì mức sinh thay thế trong 15 năm qua.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, đang có tình trạng mức sinh cao và tăng trở lại ở một số tỉnh, TP, có nơi rất cao trên 2,5 con/phụ nữ. Tình trạng chẩn đoán giới tính thai nhi vẫn diễn ra, khiến chênh lệch mức sức trẻ trai/trẻ gái đang kéo theo nguy cơ thiếu phụ nữ trong tương lai.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Dân số, hiện tượng mức sinh không đồng đều giữa các vùng, miền và các tỉnh, thành phố, đặc biệt tại một số nơi điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, chưa phát triển, mức sinh vẫn cao, thậm chí rất cao, trên 2,5 con.
Trong 6 vùng kinh tế - xã hội, có 4/6 vùng có mức sinh cao trên mức sinh thay thế (trung du miền núi phía Bắc là 2,41 con, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là 2,31 con, Tây Nguyên 2,41 con, Đồng bằng sông Hồng 2,34 con); 2/6 vùng còn lại thì dưới mức sinh thay thế (Đồng bằng sông Cửu Long là 1,82 con, Đông Nam Bộ là 1,62 con). Chênh lệch giữa mức sinh vùng cao nhất (Trung du miền núi phía Bắc - Tây Nguyên) và vùng thấp nhất (Đông Nam Bộ) là 0,79 con.
Có sự khác biệt mức sinh rõ rệt giữa khu vực nông thôn – thành thị; mức sinh tại khu vực nông thôn hiện vẫn còn cao (TFR=2,29 con). Chênh lệch mức sinh giữa nông thôn – thành thị ở mức 0,41 con.
Bà Đặng Quỳnh Thư, Vụ trưởng Vụ Quy mô Dân số và KHHGĐ (Tổng cục Dân số) cho biết, có đến 33/63 tỉnh/TP, phần lớn là những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội còn rất khó khăn, có mức sinh trên 2,2 con, thậm chí nhiều tỉnh/TP mức sinh còn rất cao trên 2,5 con; 21 tỉnh/TP có mức sinh dưới 2,0 con và chỉ có 9 tỉnh/TP có mức sinh xung quanh mức sinh thay thế (từ 2,0 đến 2,2 con).
Chênh lệch mức sinh giữa nơi cao nhất (Hà Tĩnh với TFR = 2,97 con) và nơi thấp nhất (TP Hồ Chí Minh với TFR = 1,35 con) là 1,62 con. Theo bà Thư, đáng chú ý, tại một số nơi trước đây đã đạt mức sinh thay thế, nay tăng rất cao trở lại như: Tuyên Quang từ 2,05 con (năm 2008) lên 2,51con (năm 2019); Phú Thọ từ 1,99 con (năm 2007) lên 2,57 con (năm 2019); Nam Định từ 1,76 con (năm 2012) lên 2,74 con (năm 2019); Hải Dương từ 1,95 con (năm 2017) lên 2,48 con (năm 2019)...
Một số tỉnh/TP thuộc vùng mức sinh thay thế có mức sinh biến động tăng cao trên 2,2 con vào năm 2020 như: Hà Nội, Quảng Ninh, Bình Định, Bình Phước. “Mức sinh cao đã tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, chăm sóc sức khỏe nhân dân, vấn đề giáo dục... Việt Nam có hơn một nửa số tỉnh có mức sinh cao với quy mô dân số chiếm khoảng 40% dân số cả nước, không nên để mức sinh quá cao trong bối cảnh kinh tế - xã hội ở những tỉnh này còn nhiều khó khăn”, bà Thư nhấn mạnh.
Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) tại Việt Nam luôn ở mức trên 110 trẻ trai/100 trẻ gái sinh ra sống từ năm 2006 đến nay. Theo nhận định của Tổng cục Dân số, tình trạng MCBGTKS ở Việt Nam vẫn còn diễn biến phức tạp, tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) có xu hướng lan rộng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2018, tỷ số giới tính khi sinh là 114,8 trẻ trai/100 trẻ gái sinh ra sống, năm 2019 giảm còn 111,5; đến năm 2020 tăng lên mức 112,1.
Năm 2020, 5/6 vùng kinh tế - xã hội ở Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề MCBGTKS, chỉ có Tây Nguyên ở mức cân bằng với TSGTKS 106, còn vùng đồng bằng sông Hồng vẫn là khu vực xảy ra tình trạng MCBGTKS ở mức cao nhất (113,6). MCBGTKS xảy ra ở cả thành thị và nông thôn.
“MCBGTKS sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như tình trạng dư thừa số lượng nam giới so với nữ giới ở độ tuổi trưởng thành, gây khó khăn trong việc tìm kiếm bạn đời; việc gia tăng TSGTKS dẫn đến nguy cơ tăng thêm sự bất bình đẳng giới, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết, tình trạng bạo hành, buôn bán phụ nữ và trẻ em gái có nguy cơ tăng lên”, bà Đỗ Thị Quỳnh Hương, Phó Vụ trưởng Vụ Cơ cấu và Chất lượng dân số, Tổng cục Dân số nhấn mạnh.
Để giải quyết cả hai vấn đề mức sinh cao và MCBGTKS, theo đại diện Tổng cục Dân số, cần phải đẩy mạnh thực hiện 4 giải pháp gồm: Truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi đối với công tác kiểm soát MCBGTKS; xây dựng, thử nghiệm và thực hiện các chính sách khuyến khích hỗ trợ; nâng cao hiệu lực thực thi những quy định của pháp luật về kiểm soát MCBGTKS; đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế. Đặc biệt là tăng cường kiểm tra và xử lý vi phạm việc sử dụng công nghệ để lựa chọn giới tính thai nhi.
Theo Tổng cục Dân số, để đạt được các mục tiêu về mức sinh cho dù là giảm sinh hay duy trì mức sinh, các địa phương cần phải đẩy mạnh cung cấp dịch vụ KHHGĐ nhằm tăng tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai. Đồng thời tập trung vận động không kết hôn và sinh con quá sớm, không sinh quá dày và không sinh nhiều con. Ngành dân số cấp cơ sở cần đẩy mạnh vận động các cặp vợ chồng đã sinh hai con và có ý định sinh thêm con hãy dừng ở hai con để nuôi, dạy cho tốt.
https://cand.com.vn/doi-song/ngay-dan-so-the-gioi-11-7-canh-bao-muc-sinh-tang-tro-lai-o-nhieu-dia-phuong-con-kho-khan-i659960/
4. Trận Thanh Hoá hoà Nam Định gặp sự cố, Hà Tĩnh đánh bại Bình Dương
(TTXVN/Thethaovanhoa.vn 09/7, An Bình; Cand.com.vn 11/7; Vtc.vn 10/7; Zingnews.vn 10/7)
Trận đấu Thanh Hoá và Nam Định không chỉ gặp sự cố mất điện mà đó còn là tình huống gây tranh cãi khi trọng tài thổi 11m cho Nam Định.
Thanh Hoá dù được thi đấu trên sân nhà nhưng họ nhập cuộc không tốt.Đây cũng là điều dễ hiểu bởi HLV Petrovic không có được lực lượng mạnh nhất vì nhiều cầu thủ chấn thương.Trong khi đó, Nam Định chơi tấn công khá hay với sự cơ động của chân sút Rodrigo Dias.Cầu thủ này có không dưới 2 cơ hội ghi bàn những đáng tiếc anh lại dứt điểm không thành công.Trong khi đó, Thanh Hoá trông chơi nhiều vào những tình huống sút xa.
Bước sang hiệp 2, Nam Định sớm có bàn thắng vươn lên dẫn trước. Ngoại binh Thanh Hoá Victor có pha bóng cao chân phạm lỗi với cầu thủ Nam Định ở vị trí sát khu vực 16m50.
Sau khi tham khảo ý kiến các trợ lý, trọng tài chính Trần Văn Lập xác nhận một quả phạt đền cho Nam Định. Quyết định này của trọng tài vấp phải sự phản ứng gay gắt của BHL và cầu thủ xứ Thanh. Và trên chấm phạt đền, Rodrigo Dias bình tĩnh dứt điểm hiểm hóc đánh bại thủ môn Thanh Diệp.
Cầu thủ Thanh Hoá cho rằng, pha phạm lỗi của Victor ở ngoài vòng cấm. ảnh Hoàng Linh
Sau bàn thua, Thanh Hoá vùng lên mạnh mẽ và họ sớm được đền đáp bằng bàn gỡ của Pinto sau pha tung người móc bóng tuyệt đẹp. Tới phút 67, khi trận đấu đang diễn ra hấp dẫn thì dàn đèn SVĐ Thanh Hóa bỗng nhiên vụt tắt.
Trận đấu phải tạm hoãn 20 phút để xử lý sự cố.Sau đó, Thanh Hoá dồn lên kiếm tìm bàn thắng nhưng không thành công.Chung cuộc Thanh Hoá hoà Nam Định với tỷ số 1-1.
Ở một diễn biến khách, Hồng Lĩnh Hà Tĩnh đã đánh bại đội khách Bình Dương với tỷ số 3-1. Xuân Hùng, Quách Tân, Văn Đức là 3 cầu thủ lập công cho Hà Tĩnh. Trong khi đó, Bình Dương có 1 bàn thắng danh dự do công của Sỹ Giáp.
https://thethaovanhoa.vn/bong-da-viet-nam/tran-thanh-hoa-hoa-nam-dinh-gap-su-co-ha-tinh-danh-bai-binh-duong-n20220709210404393.htm
Trọng tài lại sai lầm ở V.League: Khi trọng tài biên đóng vai trò quan trọng
https://cand.com.vn/so-tay-the-thao/trong-tai-lai-sai-lam-o-v-league-khi-trong-tai-bien-dong-vai-tro-quan-trong-i659966/
Trưởng Ban trọng tài Dương Văn Hiền: Thổi phạt đền cho CLB Nam Định là chính xác
https://vtc.vn/truong-ban-trong-tai-duong-van-hien-thoi-phat-den-cho-clb-nam-dinh-la-chinh-xac-ar686971.html
Đội trưởng Thanh Hóa bức xúc với quả phạt đền gây tranh cãi
https://zingnews.vn/doi-truong-thanh-hoa-buc-xuc-voi-qua-phat-den-gay-tranh-cai-post1334327.html
5. Trưởng ban trọng tài VFF nói gì về vụ “bẻ còi” ở trận Thanh Hóa 1-1 Nam Định?
(Vov.vn 10/7, Dương Thuật; Laodong.vn 10/7)
Ông Dương Văn Hiền – Trưởng ban trọng tài VFF bày tỏ quan điểm về tình huống tổ trọng tài bẻ còi ở trận Thanh Hóa 1-1 Nam Định tại vòng 6 V-League 2022.
Phút 47, ở cuộc đọ sức giữa chủ nhà Thanh Hóa và Nam Định tại vòng 6 V-League 2022, trung vệ Kamhuka bên phía Thanh Hóa phạm lỗi với Đình Sơn của Nam Định và trọng tài xác định điểm phạm lỗi ở ngoài vòng 16m50. Tuy nhiên, sau khi tham khảo trợ lý, trọng tài chính Văn Lập đã thay đổi quyết định và cho đội khách Nam Định hưởng quả phạt đền.
Quyết định này khiến BHL và các cổ động viên Thanh Hóa phản ứng dữ dội vì họ cho rằng điểm phạm lỗi ở bên ngoài.Cuối trận, tổ trọng tài được cảnh sát cơ động hộ tống rời sân Thanh Hóa.
Trả lời phỏng vấn VOV.VN về quyết định bẻ còi của trọng tài Lập và tổ trọng tài, ông Dương Văn Hiền - Trưởng ban trọng tài VFF cho biết: “Thực ra dùng từ bẻ còi thì hơi nặng nề. Mọi người hay ngộ nhận vì thổi phạt khi kết thúc pha phạm lỗi ở đâu chứ không phải khi cầu thủ bắt đầu hành vi.
Ví dụ như khi kéo người.Cầu thủ kéo đối phương dù kéo ở bên ngoài, nhưng vào trong vòng cấm địa mới buông ra thì sẽ bị phạt đền.Trong trường hợp kéo người ở ngoài, sau đó buông ra luôn và cầu thủ ngã trong vòng cấm địa thì sẽ không bị phạt đền”.
Đánh giá về quyết định của tổ trọng tài, ông Hiền cho rằng: “Ở trận Thanh Hóa với Nam Định, tôi vẫn phải chờ băng kỹ thuật để phân tích chính xác hơn. Tuy nhiên, theo quan sát qua truyền hình, tôi thấy cầu thủ phạm lỗi (trung vệ Kamhuka bên phía Thanh Hóa) đá thẳng vào mặt cầu thủ của Nam Định (Đình Sơn) và ở trong vòng cấm địa luôn. Nếu như trọng tài nghiêm khắc thì hoàn toàn có thể rút thẻ đỏ với tình huống phạm lỗi này”.
https://vov.vn/the-thao/truong-ban-trong-tai-vff-noi-gi-ve-vu-be-coi-o-tran-thanh-hoa-1-1-nam-dinh-post955726.vov
CLB Thanh Hoá đề nghị VFF xem xét công tác trọng tài tại V.League 2022
https://laodong.vn/bong-da/clb-thanh-hoa-de-nghi-vff-xem-xet-cong-tac-trong-tai-tai-vleague-2022-1066430.ldo
IV. Giáo dục – Y tế
1. Nam Định: Công bố điểm trúng tuyển đợt 2 vào lớp 10 THPT năm 2022
(Giaoducthoidai.vn 09/7, Đình Tuệ)
Thông tin từ Sở GD&ĐT Nam Định cho hay, đơn vị này vừa chính thức công bố mức điểm chuẩn dự kiến đợt 2 vào lớp 10 THPT hệ không chuyên năm học 2022-2023 trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, Sở GD&ĐT Nam Định đưa ra mức điểm chuẩn xét trúng tuyển đợt 2 vào lớp 10 THPT hệ không chuyên năm học 2022-2023 trên địa bàn tỉnh.
Trước đó, Sở GD&ĐT Nam Định đã công bố mức điểm chuẩn đợt 1 vào lớp 10 THPT công lập hệ không chuyên năm học 2022-2023. Cụ thể, Trường THPT Nguyễn Huệ có điểm chuẩn cao nhất với 35,2 điểm. Tiếp đó là Trường THPT Xuân Trường B (35 điểm); Trường THPT Giao Thủy C (34,4 điểm); Trường THPT A Nghĩa Hưng (33,3 điểm)...
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập hệ không chuyên năm học 2022-2023 của tỉnh Nam Định diễn ra trong các ngày 14 và 15/6.Toàn tỉnh có hơn 21 nghìn thí sinh đăng ký dự thi.Các thí sinh phải làm đủ ba bài thi gồm Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh. Đề thi được ra theo hình thức tự luận kết hợp với trắc nghiệm khách quan.
Mời quý vị xem chi tiết nội dung tại link sau:
https://giaoducthoidai.vn/nam-dinh-cong-bo-diem-trung-tuyen-dot-2-vao-lop-10-thpt-nam-2022-post600202.html
2. Còn nhiều tỉnh, thành phố chậm tiêm vắc-xin phòng Covid-19 mũi 3, mũi 4
(Thoibaotaichinhvietnam.vn 10/7, Văn Nam; Nld.com.vn 10/7; Hanoimoi.com.vn 09/7; Baochinhphu.vn 10/7; Giaoducthoidai.vn 09/7; Suckhoedoisong.vn 09/7)
Theo Bộ Y tế, hiện tại có hàng chục tỉnh, thành phố tiêm vắc-xin phòng Covid-19 mũi 3 và mũi 4 chậm cho người từ 12 tuổi trở lên, trong khi biến thể BA.4 và BA.5 được cho là lây lan nhanh đã xâm nhập vào nước ta.
Chiều 9/7, Bộ Y tế cho biết, tính đến hết ngày 8/7, tổng số liều vắc-xin phòng Covid-19 đã tiêm trên cả nước là 235.180.218 liều, trong đó, số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 207.416.830 liều, bao gồm: Mũi 1 là 71.502.498 liều; mũi 2 là 68.891.233 liều; mũi 3 (vắc-xin Abdala) là 1.511.813 liều; mũi bổ sung là 14.219.432 liều; mũi nhắc lại lần 1 là 46.237.243 liều; mũi nhắc lại lần 2 là 5.054.611 liều.
Về kết quả tiêm vắc-xin nhắc lần 1 - mũi 3 và lần 2 - mũi 4 với nhóm từ 18 tuổi trở lên, tổng số tiêm mũi 3 là 46.237.243 mũi (đạt tỷ lệ 69,0%), trong ngày có 28 tỉnh triển khai với 49.156 người được tiêm.
Hiện có 5 tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm mũi 3 thấp: Hải Phòng (43,2%); Quảng Nam (45,4%); Đồng Nai (43,9%); Cà Mau (45,5%); Hậu Giang (35,5%).
Về kết quả tiêm nhắc lần 2 - mũi 4, đến nay đã tiêm tổng số có 5.054.611 mũi tiêm (đạt tỷ lệ 35,2%), trong ngày có 31 tỉnh triển khai với 109.358 người được tiêm.
5 tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi 4 thấp: Bắc Cạn (3,4%); Nghệ An (9,8%); Lai Châu (15,0%); Phú Yên (17,3%); Đồng Tháp (8,8%).
Về kết quả tiêm của nhóm từ 12 - 17 tuổi: Ghi nhận 8.657.759 trẻ tiêm đủ 2 mũi đạt 98,8%; Tiêm nhắc: 1.051.853 trẻ (12,0%).
Các tỉnh tiêm mũi nhắc thấp dưới 5% gồm: Miền Bắc (13 tỉnh): Hà Nội; Nam Định; Hà Nam; Bắc Giang; Vĩnh Phúc; Hải Dương; Quảng Ninh; Nghệ An; Lạng Sơn; Hà Giang; Cao Bằng; Yên Bái; Điện Biên. Miền Trung (2 tỉnh): Quảng Nam; Bình Thuận. Miền Nam (8 tỉnh): Tiền Giang, Long An; Sóc Trăng; Trà Vinh; Đồng Tháp; Bình Phước; Kiên Giang; Hậu Giang.
https://thoibaotaichinhvietnam.vn/con-nhieu-tinh-thanh-pho-cham-tiem-vac-xin-phong-covid-19-mui-3-mui-4-108572.html
Bộ Y tế điểm tên hàng chục tỉnh tiêm vắc-xin Covid-19 mũi 3, mũi 4 chậm
https://nld.com.vn/suc-khoe/bo-y-te-diem-ten-hang-chuc-tinh-tiem-vac-xin-covid-19-mui-3-mui-4-cham-20220710103906828.htm
‘Nơi nào chưa tiêm chủng đầy đủ, nơi đó có nguy cơ virus xâm nhập’
https://baochinhphu.vn/noi-nao-chua-tiem-chung-day-du-noi-do-co-nguy-co-virus-xam-nhap-102220710010850006.htm