Thông tin báo chí viết về Nam Định ngày 13/7/2022
I. Thời sự - Chính trị
1. Lan toả hơn nữa những cống hiến to lớn của Đại tướng Mai Chí Thọ
(Congan.com.vn 12/7, Mai Anh; Tienphong.vn 12/7; Nld.com.vn 13/7; Dangcongsan.vn 12/7; Xaydungdang.org.vn 12/7; Qdnd.vn 12/7; Cand.com.vn 12/7; Bienphong.com.vn 12/7; Sggp.org.vn 12/7; Daidoanket.vn 12/7; TTXVN/VietnamPlus.vn 12/7; Người lao động 13/7, tr6)
Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị Công an các đơn vị, địa phương chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan lồng ghép nội dung tuyên truyền về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Mai Chí Thọ trong các chuyên đề sinh hoạt chính trị và trên các phương tiện thông tin đại chúng, để lan toả hơn nữa những cống hiến to lớn của đồng chí Mai Chí Thọ đối với lực lượng Công an nhân dân và Đảng bộ, chính quyền, nhân dân TPHCM.
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đại tướng Mai Chí Thọ (15/7/1922 - 15/7/2022), ngày 12-7, tại TPHCM, Bộ Công an phối hợp Thành ủy TPHCM tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đại tướng Mai Chí Thọ với lực lượng CAND Việt Nam và Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân TPHCM”.
Chủ trì Hội thảo có các đồng chí: Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an; Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Phạm Gia Túc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Nam Định; Trung tướng, TS Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Nguyễn Văn Hiếu, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM; Trung tướng, PGS.TS Trần Vi Dân, Cục trưởng Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an; Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM.
Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm Gia Túc chia sẻ tại hội thảo, quê hương Địch Lễ (huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, nay là xã Nam Vân, TP Nam Định, tỉnh Nam Định), nơi đồng chí Mai Chí Thọ sinh ra là một xã nhỏ, đất hẹp, người thưa nằm ở phía Nam sông Đào. Nơi đây xa xưa đã nổi tiếng là một vùng đất nên thơ. Bề dày lịch sử lâu đời đó đã tạo nên cho vùng quê này một nét văn hóa phong phú, đa dạng mang tính thuần phác, đặc trưng của nền văn minh nông nghiệp Việt Nam.
Người dân ở đây từ thế hệ này sang thế hệ khác đã tôi luyện cho mình những đặc tính rất riêng - đó là truyền thống cần cù trong lao động, chống chọi thiên tai, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Phát huy truyền thống hiếu học của vùng quê văn hiến, nhiều người con ở Địch Lễ đỗ đạt cao và trở thành những người có đóng góp xứng đáng cho dân, cho nước. Những tinh hoa của truyền thống quê hương và gia đình đã góp phần hun đúc tư tưởng, tình cảm, nhân cách của đồng chí Mai Chí Thọ.
Sinh ra và lớn lên trên quê hương giàu truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng và trong một dòng họ, gia đình Nho giáo có truyền thống hiếu học, yêu nước, nề nếp, gia phong, người thanh niên Phan Đình Đống (tên khai sinh của Đại tướng Mai Chí Thọ) đã được thụ hưởng những giá trị tốt đẹp đó. Truyền thống của quê hương, gia đình đã trở thành cái nôi nuôi dưỡng tư tưởng yêu nước, khơi dậy, hun đúc ý chí và thôi thúc đồng chí đến với cách mạng, suốt đời cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng quê hương đất nước.
Quê hương Nam Định tự hào đã sinh ra đồng chí Mai Chí Thọ, một người cộng sản kiên cường, mẫu mực. Từ thuở thanh niên ra đi làm cách mạng cho đến khi trở thành nhà lãnh đạo quan trọng của Đảng, Nhà nước, do điều kiện công tác, đồng chí không có nhiều dịp về thăm quê hương, nhưng trong sâu thẳm lòng mình, đồng chí vẫn dành cho quê hương những tình cảm sâu nặng, nghĩa tình. Đó luôn là nguồn động viên to lớn để Đảng bộ và nhân dân Nam Định vượt mọi khó khăn, tích cực góp phần trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng CNXH và thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.
Nhớ về cha mình, con gái út của Đại tướng Mai Chí Thọ, bà Phan Thị Thanh Xuân không khỏi bùi ngùi, xúc động. “Chúng tôi may mắn được sinh ra làm con của một người cha đặc biệt, người mà chúng tôi luôn rất tự hào, yêu quý. Đối với chúng tôi, ông là một người cha nhân từ, bao dung, đầy khí phách và vô cùng sâu sắc mà bình dị, chan hòa tình cảm, một chứng nhân với những thăng trầm của lịch sử dân tộc, với đầy đủ tri thức khoa học, triết học, xã hội, tôn giáo và các giá trị nhân văn chân thiện trong sáng.
Tôi mãi nhớ đến ông với giọng cười sảng khoái, ánh mắt hiền từ, dáng người mạnh mẽ, nhanh nhẹn và những câu nói, chỉ dạy của ông luôn vô cùng dễ hiểu, sâu sắc. Là thế hệ sinh sau, chúng tôi cố gắng tìm đọc, học hỏi và không ngừng cố gắng tu dưỡng, rèn luyện bản thân để có thể phần nào kế thừa và sống tốt theo các giá trị đạo đức, văn hóa, tinh thần trong cuộc sống mà ông tôn vinh.
Tựu chung lại, thước phim hình ảnh con người cha tôi luôn hiện ra sống động trong ký ức của mỗi chúng tôi một cách rạng ngời nhất, đầy trí tuệ, tinh nhạy và nhiệt thành nhất với mỗi hoạt động, mỗi sự kiện hay mỗi buổi tiếp đón, đàm đạo với khách đến từ nhiều thành phần, các quốc gia, tôn giáo mà chúng tôi được chứng kiến. Ở cạnh ông chúng tôi luôn cảm nhận một tinh thần cực kỳ tích cực, lạc quan và tỉnh thức. Quả thật, chúng tôi đã có một người cha luôn đầy ý chí sống và hoạt động tích cực, luôn có chí tu tâm, tích đức và sống khỏe mỗi ngày với từng hơi thở”.
Hội thảo cũng cho thấy tầm quan trọng của việc đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền tư tưởng nhân đạo sâu sắc và lý tưởng cộng sản cao đẹp của Đại tướng để góp phần giáo dục, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, hun đúc niềm tự hào dân tộc, truyền thống cách mạng trong lực lượng Công an và nhân dân TPHCM nói riêng, nhân dân cả nước nói chung.
Các đồng chí lãnh đạo và đại biểu lực lượng Công an chụp hình lưu niệm tại hội thảo
Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị Công an các đơn vị, địa phương chủ động phối hợp với các Sở ban ngành có liên quan lồng ghép nội dung tuyên truyền về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Mai Chí Thọ, trong các chuyên đề sinh hoạt chính trị và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó, tiếp tục sưu tầm, khai thác những tư liệu quý về cuộc đời hoạt động của Đại tướng để lan toả hơn nữa những cống hiến to lớn của Đại tướng đối với lực lượng CAND và Đảng bộ, chính quyền, nhân dân TPHCM. Về đầu trang
https://congan.com.vn/tin-chinh/nguoi-chien-si-cach-mang-nhiet-thanh-vi-bo-truong-voi-tu-duy-doi-moi_133893.html
Khẳng định hình ảnh người lãnh đạo gần gũi, chí tình chí nghĩa Mai Chí Thọ
https://tienphong.vn/khang-dinh-hinh-anh-nguoi-lanh-dao-gan-gui-chi-tinh-chi-nghia-mai-chi-tho-post1452989.tpo
Tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp Đại tướng Mai Chí Thọ
https://nld.com.vn/thoi-su/ton-vinh-cuoc-doi-su-nghiep-dai-tuong-mai-chi-tho-20220712205729963.htm
Đại tướng Mai Chí Thọ với lực lượng Công an nhân dân Việt Nam và Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP. Hồ Chí Minh
http://www.xaydungdang.org.vn/home/van-hoa-xa-hoi/2022/17189/dai-tuong-mai-chi-tho-voi-luc-luong-cong-an-nhan-dan.aspx
Đại tướng Mai Chí Thọ-Một nhân cách lớn
https://dangcongsan.vn/thoi-su/dai-tuong-mai-chi-tho-mot-nhan-cach-lon-615079.html
Hội thảo khoa học “Đại tướng Mai Chí Thọ với lực lượng công an nhân dân Việt Nam và Đảng bộ, chính quyền, nhân dân TP Hồ Chí Minh”
https://www.qdnd.vn/chinh-tri/tin-tuc/hoi-thao-khoa-hoc-dai-tuong-mai-chi-tho-voi-luc-luong-cong-an-nhan-dan-viet-nam-va-dang-bo-chinh-quyen-nhan-dan-tp-ho-chi-minh-699654
Tôn vinh và tri ân công lao, cống hiến to lớn, xuất sắc của Đại tướng Mai Chí Thọ
https://cand.com.vn/su-kien-binh-luan-thoi-su/ton-vinh-va-tri-an-cong-lao-cong-hien-to-lon-xuat-sac-cua-dai-tuong-mai-chi-tho-i660140/
Hội thảo khoa học về Đại tướng Mai Chí Thọ
https://www.bienphong.com.vn/hoi-thao-khoa-hoc-ve-dai-tuong-mai-chi-tho-post452501.html
Đại tướng Mai Chí Thọ - Một đời kiên trung
https://www.sggp.org.vn//dai-tuong-mai-chi-tho-mot-doi-kien-trung-826698.html
Hội thảo về Đại tướng Mai Chí Thọ - Vị Đại tướng đầu tiên của Công an Nhân dân
http://daidoanket.vn/dong-chi-mai-chi-tho--vi-dai-tuong-dau-tien-cua-cong-an-nhan-dan-5691101.html
Tôn vinh những đóng góp, cống hiến của Đại tướng Mai Chí Thọ
https://www.vietnamplus.vn/ton-vinh-nhung-dong-gop-cong-hien-cua-dai-tuong-mai-chi-tho/805292.vnp
2. Chậm nhất đầu năm 2023, khởi công tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng
(TTXVN/Baotintuc.v/Bnews.vnn 12/7, Sơn Hải; Quochoitv.vn 13/7; Anninhthudo.vn 13/7; Truyền hình thông tấn – Bản tin Thời sự 22h ngày 12/7)
Chiều 12/7, tại tỉnh Thái Bình, Đoàn công tác của Trung ương do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành làm Trưởng đoàn, đã làm việc với lãnh đạo một số tỉnh, thành phố về công tác chuẩn bị triển khai và đề xuất hướng tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận đã báo cáo việc thực hiện chủ trương chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ giao cho UBND tỉnh Thái Bình là cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng. Theo đó, tỉnh Thái Bình đã làm việc với UBND tỉnh Nam Định để nhận bàn giao hồ sơ nghiên cứu đề xuất dự án và các tài liệu liên quan; đã ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh Ninh Bình, Nam Định đề nghị phối hợp triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Đến nay, tỉnh Nam Định đã báo cáo Tỉnh ủy và HĐND tỉnh và trình Thủ tướng Chính phủ cho phép UBND tỉnh Nam Định dừng thực hiện việc nghiên cứu triển khai dự án xây dựng đường cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình thuộc 2 tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh theo hình thức đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) giai đoạn 2017-2021 và giao UBND tỉnh Thái Bình là cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai các thủ tục đầu tư dự án xây dựng đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua địa bàn 3 tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình theo quy định của Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). UBND tỉnh Ninh Bình, Thái Bình đã trình HĐND tỉnh thống nhất chủ trương triển khai dự án.
Tỉnh Thái Bình đã phối hợp với nhà đầu tư nghiên cứu hướng tuyến, đảm bảo tuân thủ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. UBND tỉnh Thái Bình đã giao các sở, ngành chức năng cập nhật phương án phân bổ, khoanh vùng đất đai, bổ sung quỹ đất dự kiến triển khai thực hiện dự án...; rà soát, bố trí mỏ cát biển phục vụ thi công dự án trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu bố trí vốn từ Ngân sách tỉnh để phục vụ giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện dự án...
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án, UBND tỉnh Thái Bình đề nghị Thủ tướng Chính phủ thành lập Tổ công tác triển khai thực hiện dự án; xem xét, cho phép tách hạng mục giải phóng mặt bằng của dự án thành các tiểu dự án độc lập giao các tỉnh thực hiện riêng; cấp quyết định khai thác mỏ cát, vật liệu cho nhà đầu tư để khai thác cát, vật liệu thi công cho dự án...
Tỉnh Thái Bình đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu bổ sung quy hoạch sử dụng đất của tỉnh để dự án triển khai bảo đảm tuân thủ đúng quy định của pháp luật về đất đai; Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, có phương án trình Chính phủ bố trí hỗ trợ vốn triển khai thực hiện dự án từ nguồn ngân sách Trung ương; các bộ, ngành Trung ương quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương đẩy nhanh việc triển khai thực hiện các thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án...
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ghi nhận việc tỉnh Thái Bình và các tỉnh, thành phố: Nam Định, Ninh Bình, Hải Phòng đã tích cực chuẩn bị triển khai dự án. Song đây là việc có nhiều khó khăn, lãnh đạo các địa phương liên quan phải thực sự đoàn kết, tâm huyết, trách nhiệm cao để hoàn thành. Mỗi tỉnh phải chịu trách nhiệm bố trí vốn thực hiện công tác giải phóng mặt bằng ở mỗi địa bàn.
Phó Thủ tướng nêu rõ, đơn vị tư vấn, chủ đầu tư dự án rất quan trọng, trong đó đơn vị tư vấn cần khẳng định được hướng tuyến, vật tư xây dựng công trình trong thời gian cụ thể. Trong tuần sau, các tỉnh liên quan phải hoàn thiện các thủ tục về tư cách pháp nhân thực hiện dự án; để đến "cuối năm nay, chậm nhất là đầu năm sau khởi công dự án" như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ...
Đối với các kiến nghị, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã trao đổi, hướng dẫn các địa phương quy trình thực hiện các thủ tục trình các bộ, ngành liên quan để trình chính phủ xem xét quyết định. Về đầu trang
https://baotintuc.vn/thoi-su/cham-nhat-dau-nam-2023-khoi-cong-tuyen-cao-toc-ninh-binh-nam-dinh-thai-binh-hai-phong-20220712201313946.htm
Chậm nhất đầu năm 2023, khởi công tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng
https://bnews.vn/cham-nhat-dau-nam-2023-khoi-cong-tuyen-cao-toc-ninh-binh-nam-dinh-thai-binh-hai-phong/250788.html
Loại bỏ tư tưởng cục bộ khi triển khai dự án cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng
https://www.quochoitv.vn/loai-bo-tu-tuong-cuc-bo-khi-trien-khai-du-an-cao-toc-ninh-binh-hai-phong
Khởi công cao tốc Ninh Bình- Nam Định-Thái Bình-Hải Phòng ngay trong năm 2022
https://www.anninhthudo.vn/khoi-cong-cao-toc-ninh-binh-nam-dinh-thai-binh-hai-phong-ngay-trong-nam-2022-post510477.antd
Khảo sát tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng
https://vnews.gov.vn/video/khao-sat-tuyen-cao-toc-ninh-binh-hai-phong-45565.htm
II. Kinh tế
1. Nam Định tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản
(Vietnamnet.vn 13/7, Nhật Hạ)
UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành văn bản chỉ đạo tăng cường chấn chỉnh nhằm hạn chế vi phạm trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn.
Được biết, thời gian qua, trong quá trình thực hiện dự án đã xảy ra tình trạng nhiều dự án phải điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án nhiều lần do thiếu sót trong các khâu khảo sát, lập quy hoạch, lập dự án, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán.
Bên cạnh đó, một số dự án chưa tuân thủ đúng trình tự đầu tư xây dựng cơ bản. Việc đề xuất dự án có khi chưa được nghiên cứu, đánh giá đầy đủ nên có sự chồng lấn quy hoạch hoặc chồng lấn dự án. Tiến độ thực hiện dự án kéo dài, chậm quyết toán.
Tỷ lệ đấu thầu qua mạng chưa đảm bảo lộ trình. Công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng còn gặp khó khăn. Công tác phối hợp giữa các chủ đầu tư và chính quyền các địa phương nơi thực hiện dự án còn chưa chặt chẽ, chưa thông suốt...
Để nâng cao chất lượng công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định giao thủ trưởng các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND các huyện, thành phố, các chủ đầu tư… tham gia hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán.
Chỉ thực hiện trình thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu khi có nguồn vốn bố trí cho dự án, công trình. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong quản lý và thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản.
Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, đấu thầu trên phạm vi toàn tỉnh. Nếu phát hiện vi phạm phải xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật.
Đồng thời, đôn đốc, hướng dẫn các sở, ngành, UBND các huyện, TP. Nam Định, các ban quản lý dự án, các chủ đầu tư thực hiện nghiêm các ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ… về công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Về đầu trang
https://vietnamnet.vn/nam-dinh-tang-cuong-kiem-tra-giam-sat-trong-dau-tu-xay-dung-co-ban-2038746.html
2. Nam Định: Linh hoạt trong giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm
(Vietnamnet.vn 12/7, Nhật Hạ)
Giải phóng mặt bằng là giải pháp đầu tiên để thu hút đầu tư nhanh, thúc đẩy các dự án vượt tiến độ. Vì thế, tỉnh Nam Định chủ trương thực hiện linh hoạt nhiều biện pháp để bảo đảm không có dự án bị khó khăn, vướng mắc.
Thời gian qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nam Định, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ngành, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành các quy định trong giải phóng mặt bằng được triển khai tích cực, nhận được sự hưởng ứng, đồng thuận của đa số nhân dân trong vùng dự án.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Nam Định, hiện nay trên địa bàn đang triển khai 44 dự án với tổng diện tích khoảng 1.106ha, 8.239 hộ gia đình bị ảnh hưởng. Trong đó, 5 dự án đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, quy mô diện tích 16,94 ha, 267 hộ bị ảnh hưởng, đã chi trả 30,5 tỷ đồng.
Toàn tỉnh có 39 dự án đang giải phóng mặt bằng, số tiền đã chi trả khoảng hơn 600 tỷ đồng. Những dự án, công trình trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng quyết định đến sự phát triển hiện tại cũng như lâu dài của tỉnh gồm: Tuyến đường bộ ven biển đi qua các huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy; Dự án Kênh nối Đáy - Ninh Cơ trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng; Dự án Đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình giai đoạn II đi qua các huyện Nghĩa Hưng, Ý Yên; Dự án Xây dựng đường trục phía Nam thành phố Nam Định liên quan đến huyện Nam Trực và thành phố Nam Định; Dự án Xây dựng cầu Bến Mới trên Quốc lộ 38 huyện Ý Yên; Dự án Đầu tư xây dựng Khu trung tâm lễ hội thuộc Khu di tích lịch sử - văn hoá thời Trần tại tỉnh Nam Định; các dự án xây dựng Khu công nghiệp Mỹ Thuận (Mỹ Lộc), mở rộng Khu công nghiệp Bảo Minh (Vụ Bản); xây dựng Cụm công nghiệp Yên Bằng (Ý Yên).
Cùng với những dự án đã khởi công, tỉnh đang nỗ lực hoàn thành thủ tục pháp lý để tiến tới khởi công Dự án Đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường ven biển; Xây dựng cầu qua sông Đào nối từ đường Song Hào đến đường Vũ Hữu Lợi (thành phố Nam Định).
Đối với các dự án của Tập đoàn Xuân Thiện tại huyện Nghĩa Hưng, các cơ quan chức năng của tỉnh và huyện Nghĩa Hưng đã tiến hành kiểm đếm tại khu vực ngoài đê Tây Cồn Xanh thuộc vùng tạm giao quyền quản lý hành chính cho UBND xã Nghĩa Hải để làm cơ sở lập phương án bồi thường hỗ trợ. Đối với các hộ trong đê mà hợp đồng thuê đất với UBND các xã đã hết thời hạn, các địa phương tiến hành thanh lý chấm dứt hợp đồng, chuyển hồ sơ về huyện để làm thủ tục thuê đất thực hiện dự án.
Các công trình, dự án trọng điểm triển khai trên địa bàn đang được Tỉnh ủy, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật về đất đai, xây dựng; thực hiện tốt chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư trong quá trình giải phóng mặt bằng. Đa số người dân hiểu rõ lợi ích của các dự án nên đã tích cực hưởng ứng, đồng thuận bàn giao mặt bằng, bảo đảm đúng tiến độ cho các bên thi công.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giải phóng mặt bằng vẫn còn tồn tại, hạn chế, là điểm nghẽn trong triển khai các dự án đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tiến độ giải phóng mặt bằng của một số dự án còn chậm, nhất là các dự án trọng điểm. Tình hình khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng ở một số nơi đôi lúc còn diễn biến phức tạp.
Theo khảo sát trong giai đoạn 2022 - 2025, tổng diện tích giải phóng mặt bằng khoảng 18.700 ha phục vụ đầu tư thi công, xây dựng trên 640 công trình, dự án phục vụ quốc phòng, an ninh và dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại, phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đánh giá của UBND tỉnh, có nhiều nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế kể trên nhưng chủ yếu là do một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa sâu sát, thiếu quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng; sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành với nhau và với các huyện, thành phố trong thực hiện công tác giải phóng mặt bằng chưa thực sự chặt chẽ, đôi lúc còn đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.
Vì vậy, để làm tốt việc này, các địa phương cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tính chủ động của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu.
Đồng thời, bám sát tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng các công trình dự án trên địa bàn; chủ động thực hiện trước các nhiệm vụ có liên quan (về xác định loại đất, chủ sử dụng đất, nhân hộ khẩu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) liên quan đến diện tích đất giải phóng mặt bằng đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các dự án trên địa bàn, đặc biệt là các dự án trọng điểm.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận, hạn chế tình trạng tranh chấp, khiếu nại, gây mất an ninh trật tự. Đặc biệt, thực hiện tốt việc đối thoại, giải đáp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo sự đồng thuận của người dân đối với việc giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách bảo đảm an sinh xã hội đối với các cá nhân, tổ chức bị thu hồi đất, hoặc bị ảnh hưởng trong quá trình triển khai, thực hiện dự án như giá đền bù, bố trí tái định cư, việc làm, môi trường...
Các sở, ban, ngành chức năng ở tỉnh nỗ lực phối hợp với các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội, bảo đảm mọi người dân được cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình triển khai dự án, không để các phần tử xấu lợi dụng đưa thông tin sai sự thật, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân. Về đầu trang
https://vietnamnet.vn/nam-dinh-linh-hoat-trong-giai-phong-mat-bang-cac-du-an-trong-diem-2038721.html
3. Vì sao TP. Nam Định bị "tuýt còi" khi đề nghị xây đường gom?
(Tapchigiaothong.vn 13/7, Minh Phương)
Bộ GTVT vừa có văn bản về việc xây dựng đường gom giáp tuyến đường sắt Bắc - Nam đoạn qua địa phận phường Lộc Hòa, TP. Nam Định.
Bộ GTVT cho biết đã nhận được văn bản của UBND TP. Nam Định về phương án xây dựng đường gom giáp tuyến đường sắt Bắc Nam đoạn từ Km83+100 đến Km83+500 thuộc địa phận phường Lộc Hòa, TP. Nam Định.
Về việc này, Bộ GTVT có ý kiến như sau: UBND TP. Nam Định đề nghị xây dựng đường gom song song đường sắt, nằm trong phạm vi đất dành cho đường sắt, từ Km83+100 đến Km83+500 tuyến đường sắt Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh; mặt cắt ngang tuyến đường B=10,5m; cách mép ray ngoài cùng của đường sắt là 4,0m; được xây dựng đồng bộ các hệ thống hạ tầng kỹ thuật gồm đường giao thông, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước và điện chiếu sáng.
Theo quy định tại Luật Đường sắt, đất dành cho đường sắt bao gồm: Đất dùng để xây dựng công trình đường sắt; đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt; đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt. Đất dành cho đường sắt được dùng để xây dựng công trình đường sắt và bảo đảm an toàn giao thông đường sắt theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
"Căn cứ quy định trên, đề nghị UBND TP. Nam Định nghiên cứu xây dựng đoạn đường gom nêu trên nằm ngoài phạm vi đất dành cho đường sắt theo đúng quy định của Luật Đường sắt; Nghị định số 56/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ", văn bản của Bộ GTVT nêu rõ. Về đầu trang
https://tapchigiaothong.vn/vi-sao-tp-nam-dinh-bi-tuyt-coi-khi-de-nghi-xay-duong-gom-d96652.html
III. Văn hóa - Xã hội
1. Cảnh giác khi tham gia hụi họ
(Kênh VTV1 – Bản tin Chào buổi sáng ngày 13/7 tại phút 1:17:51)
Liên tiếp những vụ vỡ hụi xảy ra gần đây tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Trong đó có nhiều vụ việc được người dân phản ánh đến Alo Chào buổi sáng. Hiện nay người dân chơi phường, góp họ đang diễn ra khá phổ biến. Đây là một hình thức để huy động vốn, từ những nhóm nhỏ, họ trở thành các tổ, nhóm chơi họ với quy mô lớn và lãi suất cao. Ngỡ tưởng đóng họ là cách để người dân tương trợ nhau nhưng cuối cùng lại mất hết. Ghi nhận của phóng viên tại Nam Định.
Mời quý vị xem chi tiết nội dung tại link sau:
https://vtv.vn/video/chao-buoi-sang-13-7-2022-568773.htm
Về đầu trang
2. Top 10 tỉnh, thành bứt phá lớn nhất trong bảng xếp hạng thu nhập bình quân gần 20 năm qua
(Toquoc.vn 12/7, Minh Tiến)
Trong giai đoạn 2002-2021, Vĩnh Phúc từng có thu nhập bình quân đầu người xếp thứ 41/63, nhảy vọt lọt top 10 tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất cả nước. Đồng thời, Vĩnh Phúc là tỉnh có bứt phá lớn nhất trong bảng xếp hạng thu nhập bình quân đầu người gần 20 năm qua.
Top 10 tỉnh, thành có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước năm 2021 gồm: Bình Dương (7,123 triệu đồng), TP. HCM (6,008 triệu đồng), Hà Nội (6,002 triệu đồng), Đồng Nai (5,751 triệu đồng), Đà Nẵng (5,230 triệu đồng), Hải Phòng (5,093 triệu đồng), Bắc Ninh (4,917 triệu đồng), Cần Thơ (4,794 triệu đồng), Vĩnh Phúc (4,511 triệu đồng) và Bà Rịa – Vũng Tàu (4,419 triệu đồng).
Các tỉnh, thành còn lại có sự thay đổi trong trong bảng xếp hạng về thu nhập bình quân giai đoạn 2002-2021 như sau: Nam Định từ thứ 37 lên thứ 11, Thanh Hóa từ thứ 55 lên thứ 30, Thái Bình từ thứ 35 lên thứ 13, Quảng Bình từ thứ 57 lên thứ 37, Quảng Nam từ thứ 47 lên thứ 29, Bắc Ninh từ thứ 24 lên thứ 7 và Hưng Yên từ thứ 32 lên thứ 16.
Theo đó, Vĩnh Phúc có mức nhảy thứ hạng lớn nhất với 32 bậc trong bảng xếp hạng. Cùng với đó, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Thái Bình, Quảng Bình, Quảng Nam, Bắc Ninh, Hưng Yên nhảy lần lượt là 31, 30, 26, 25, 22, 20, 18, 17, 16 bậc trong bảng xếp hạng về thu nhập bình quân.
Bên cạnh đó, thu nhập bình quân của top 10 tỉnh, thành bứt phá lớn nhất trong bảng xếp hạng thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2002-2021 có sự cải thiện rõ rệt.
Cụ thể, thu nhập bình quân của Vĩnh Phúc, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Thái Bình, Quảng Bình, Quảng Nam, Bắc Ninh, Hưng Yên đã tăng lần lượt là 17,02 lần; 16,95 lần; 16,6 lần; 15,76 lần; 16,23 lần; 15,31 lần; 15,24 lần; 14,61 lần; 15,04 lần và 14,11 lần trong giai đoạn 2002-2021. Về đầu trang
https://toquoc.vn/top-10-tinh-thanh-but-pha-lon-nhat-trong-bang-xep-hang-thu-nhap-binh-quan-gan-20-nam-qua-42022127153416487.htm
3. Bộ Y tế nêu tên 19 tỉnh tiêm mũi 3 cho trẻ thấp dưới 5%
(Plo.vn 13/7, Như Loan; Suckhoedoisong.vn 13/7)
Sáng 13-7, Bộ Y tế cho biết tính đến hết ngày 11-7, cả nước đã tiêm 236.111.209 liều vaccine phòng COVID-19.
Trong đó, số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 207.970.937 liều: Mũi 1 là 71.479.716 liều; Mũi 2 là 68.896.750 liều; Mũi 3 (vaccine Abdala) là 1.511.880 liều; Mũi bổ sung là 14.221.416 liều; Mũi nhắc lại lần 1 - mũi 3 là 46.390.199 liều; Mũi nhắc lại lần 2 - mũi 4 là 5.470.976 liều.
Đối với tiêm vaccine cho nhóm từ 12-17 tuổi, cả nước ghi nhận 8.664.292 trẻ tiêm đủ 2 mũi đạt 98,9%; Tiêm nhắc: 1.248.249 trẻ (14,3%).
Tỉnh tiêm mũi nhắc (tức mũi 3) thấp dưới 5% gồm:
- Miền Bắc (12 tỉnh): Hà Nội, Nam Định, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Quảng Ninh, Nghệ An, Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái và Điện Biên.
- Miền Trung (2 tỉnh): Quảng Nam và Bình Thuận
- Miền Nam (5 tỉnh): Tiền Giang, Long An, Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng Tháp.
Kết quả tiêm nhắc tốt: Ninh Bình (47,9%), Thanh Hóa (51,9%), Lâm Đồng (49,0%), Cà Mau (47,9%). Về đầu trang
https://plo.vn/bo-y-te-neu-ten-19-tinh-tiem-mui-3-cho-tre-thap-duoi-5-post688845.html
Vài chục tỉnh, thành liên tục được 'gọi tên' ở danh sách tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 và 4 chậm
https://suckhoedoisong.vn//vai-chuc-tinh-thanh-lien-tuc-duoc-goi-ten-o-danh-sach-tiem-vaccine-covid-19-mui-3-va-4-cham-169220712222427053.htm