ĐIỂM BÁO
THÔNG TIN VỀ NAM ĐỊNH QUA BÁO CHÍ
(Tin ngày 18 tháng 7 năm 2022)
I. Kinh tế
1. Cụm công nghiệp thi công trái phép, bất thường thu hồi đất nuôi trồng thủy sản ở Nam Định
(Congthuong.vn 16/7, Thế Hoàng)
Vừa qua, Báo điện tử Công Thương nhận được các thông tin phản ánh về việc cụm công nghiệp tự ý thi công trái phép.
Báo điện tử Công Thương nhận được các thông tin phản ánh về việc: bất thường trong việc thu hồi đất ở Nam Định; nghi vấn Cụm công nghiệp Thắng Lợi thi công trái phép; dấu hiệu “thổi giá” thiết bị y tế.
Thông tin phản ánh: Theo đơn thư của ông Phùng Văn Kiêm (SN 1963, trú xóm 5) và ông Trần Văn Quân (SN 1972, trú xóm Lạc Thành, cùng xã Giao Hà, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) gửi đến Báo Công Thương, phản ánh về việc chính quyền địa phương đã thực hiện quy trình thu hồi đất không đúng quy định pháp luật, không giải quyết khiếu nại tố cáo của người dân, cưỡng chế mặt bằng nhưng người dân không được văn bản kèm theo.
Năm 2004, người dân được UBND xã Giao Hà ký hợp đồng thuê quyền sử dụng đất dài hạn để nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nuôi trồng cây con theo Dự án “Chuyển đổi diện tích đất trồng lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng cây con có giá trị cao” từ năm 2004. Các hộ gia đình đã quản lý, tự bỏ vốn đầu tư.
Đến năm 2020, chính quyền địa phương cho biết một phần diện tích đất nói trên sẽ được thu hồi để thực hiện Dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển qua địa bàn xã Giao Hà. Việc đo đạc, cắm mốc giới để giải phóng mặt bằng đã được chuẩn bị.
Tuy nhiên, sau thời gian dài chờ đợi, các hộ dân vẫn không nhận được quyết định, văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc thực hiện quy trình thu hồi đất như đối với tài sản của các hộ dân mà dự án đi qua.
Các hộ dân cho rằng, họ chỉ được UBND huyện Giao Thủy và UBND xã Giao Hà bàn giao văn bản “Phương án bồi thường, hỗ trợ chi tiết” của Hội đồng Bồi thường, Hỗ trợ & Tái định cư nhưng không có ngày, tháng lập và không có chữ ký, con dấu của người và cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, “Bảng kê kiểm đếm tài sản, vật kiến trúc, cây trồng, vật nuôi trên đất” cũng không có ngày, tháng, năm, mà nếu có cũng chỉ là bản chụp lại khi các cơ quan Nhà nước tiến hành kiểm đếm tài sản trên đất. Tại văn bản này không có đại diện các cơ quan trong Hội đồng Bồi thường, Hỗ trợ & Tái định cư ký và đóng dấu hoặc đại diện các cơ quan Nhà nước có mặt tại buổi kiểm đếm ký và đóng dấu, mà chỉ có một người tên Nguyễn Đình Trang (không rõ chức vụ) ký.
Theo các hộ dân, phía đại diện UBND huyện Giao Thủy và lãnh đạo UBND xã Giao Hà lại yêu cầu các hộ gia đình chỉ mang chứng minh thư nhân dân lên trụ sở UBND xã Giao Hà để nhận tiền bồi thường, hỗ trợ. Người dân cho rằng, số tiền bồi thường, hỗ trợ nêu trong “Phương án bồi thường, hỗ trợ chi tiết” là không thỏa đáng, có nhiều mâu thuẫn và tài liệu có dấu hiệu không có giá trị pháp lý.
Theo đơn thư, nhận thấy quyền và lợi ích hợp pháp của người dân đã bị xâm phạm, đồng thời có nhiều khuất tất trong quy trình bồi thường giải phóng mặt bằng, người dân đã có đơn gửi lên cấp tỉnh. Trong khi chờ sự việc được giải quyết, chính quyền xã Giao Hà và huyện Giao Thủy đã đến nhà ông Trần Văn Quân cưỡng chế làm thiệt hại tài sản hàng trăm triệu đồng; dù trước đó người dân đã giải thích, đề nghị lãnh đạo địa phương giữ nguyên hiện trạng để làm căn cứ, chờ kết quả giải quyết của tỉnh.
Dự án Cụm Công nghiệp Thắng Lợi (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) được thành lập năm 2020 theo Quyết định số 2466/QĐ-UBND, tổng diện tích 8,887 ha, tổng vốn đầu tư 142,8 tỷ đồng, dự kiến đi vào hoạt động từ quý II/2020 đến quý II/2022. Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật là Công ty Cổ phần Bất động sản công nghiệp V-Park Thủ đô.
Theo phản ánh, dù chưa được bàn giao đất, chưa được cấp phép xây dựng, chưa có đánh giá tác động môi trường nhưng chủ đầu tư đã cho xe tải trung chuyển thiết bị, máy móc, vật liệu để tiến hành thi công dự án. Nhiều máy xúc, máy ủi liên tục hoạt động. Chất thải xây dựng còn được dùng để san lấp mặt bằng. Thực trạng này đặt câu hỏi về năng lực quản lý tại địa phương của UBND xã Thắng Lợi và UBND huyện Thường Tín.
Đơn cử như cùng một sản phẩm có tên thương mại là “Bộ vít neo cố định dây chằng, khớp cổ tay (Bộ dụng cụ cố định dây chằng khớp cổ tay dùng vít chỉ neo) chủng loại AR-8978-CP của Arthrex Inc xuất hiện xuất hiện 2 mức giá, chênh nhau đến 10 lần. Sản phẩm này có giá nhập khẩu 3.795.000 đồng. Trong khi Công ty Cổ phần công nghệ năng lượng và giá trị cuộc sống công bố giá bán là 4.933.500 đồng thì Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ Hải Đăng Vàng công bố một mức giá là 47.000.000 đồng (chênh lệch 1.138%).
Dấu hiệu bất thường còn nằm ở sản phẩm “Bộ vít chốt neo tightrope xp cố định gọng chày mác điều chỉnh được (Bộ vòng treo tightrope xp cố định gọng chày mác điều chỉnh được)” chủng loại AR-8925SS, trong khi Công ty Cổ phần công nghệ năng lượng và giá trị cuộc sống công bố giá bán là 11.511.500 đồng thì Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ Hải Đăng Vàng công bố mức giá là 33 triệu đồng, trong khi giá nhập khẩu của sản phẩm này là gần 8,9 triệu đồng.
Người dân phản ánh về Dự án Khu Tây Sông Hậu - Diamond City An Giang trong quá trình xây dựng mật độ xây dựng chưa bảo đảm chặt chẽ theo quy định của Luật Đê điều và quy định về phòng, chống thiên tai, khu vực bãi bồi sông Hậu đang thực hiện Khu đô thị Tây sông Hậu phải có mật độ không được vượt quá 5%. Điều này khiến khách hàng lo ngại về pháp lý và rủi ro khi đầu tư thương mại vào dự án, mong được làm rõ để bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách hàng.
https://congthuong.vn/hop-thu-ngay-167-cum-cong-nghiep-thi-cong-trai-phep-bat-thuong-thu-hoi-dat-nuoi-trong-thuy-san-o-nam-dinh-183150.html
2. Năm 2023 sẽ khởi công cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình
(TTXVN/Baotintuc.vn/Bnews.vn 17/7, V.T; Baochinhphu.vn 17/7; Zingnews.vn 17/7; VietnamPlus.vn 18/7; Giaoducthoidai.vn 17/7; Sggp.org.vn 18/7; Kinhtedothi.vn 17/7; Danviet.vn 18/7; Baoxaydung.com.vn 17/7; Laodong.vn 17/7; Vietnamhoinhap.vn 17/7; Truyền hình Nhân dân – Chương trình Thời sự sáng ngày 18/7)
Tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng có vị trí đặc biệt quan trọng, kết nối các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình và Hải Phòng - thành phố cửa chính ra biển của Thủ đô và các tỉnh phía Bắc với các cảng biển lớn và cảng hàng không quốc tế.
Đây là công trình lớn, có ý nghĩa và hiệu quả kinh tế, cần có sự tâm huyết, vào cuộc, đoàn kết, thống nhất của các tỉnh, thành phố và sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các bộ, ngành.
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 207/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp về công tác chuẩn bị triển khai đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng.
Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc sẽ tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố và cả vùng. Đây là công trình lớn, có ý nghĩa và hiệu quả kinh tế, cần có sự tâm huyết, vào cuộc, đoàn kết, thống nhất của các tỉnh, thành phố và sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các bộ, ngành.
Để đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình, bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định pháp luật, Phó Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng và các Bộ: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 195/TB-VPCP ngày 04/7/2022 của Văn phòng Chính phủ.
UBND tỉnh Thái Bình báo cáo Bộ Giao thông vận tải để Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định giao UBND tỉnh Thái Bình là cơ quan có thẩm quyền đối với Dự án.
Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương phối hợp chặt chẽ với tư vấn thiết kế xác định hướng tuyến, mỏ vật liệu xây dựng, quy mô đầu tư dự án, bảo đảm chặt chẽ theo quy định pháp luật; hoàn thành Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án trong tháng 8/2022.
Các Bộ, ngành rà soát thủ tục, phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ và hướng dẫn UBND tỉnh Thái Bình chuẩn bị triển khai, lập hồ sơ, trình thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, thẩm định, phê duyệt đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình theo đúng quy định pháp luật. Phấn đấu hoàn thành phê duyệt đầu tư dự án trong năm 2022 và khởi công dự án trong năm 2023.
https://baotintuc.vn/chinh-phu-voi-nguoi-dan/nam-2023-se-khoi-cong-cao-toc-ninh-binh-nam-dinh-thai-binh-20220717175016370.htm
Phấn đấu khởi công cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình trong năm 2023
https://bnews.vn/phan-dau-khoi-cong-cao-toc-ninh-binh-nam-dinh-thai-binh-trong-nam-2023/251384.html
Phấn đấu khởi công cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình trong năm 2023
https://baochinhphu.vn/phan-dau-khoi-cong-cao-toc-ninh-binh-nam-dinh-thai-binh-trong-nam-2023-102220717161932176.htm
Phấn đấu khởi công cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình trong 2023
https://zingnews.vn/phan-dau-khoi-cong-cao-toc-ninh-binh-nam-dinh-thai-binh-trong-2023-post1335880.html
Phấn đấu khởi công cao tốc Ninh Bình-Nam Định-Thái Bình trong năm 2023
https://www.vietnamplus.vn/phan-dau-khoi-cong-cao-toc-ninh-binhnam-dinhthai-binh-trong-nam-2023/806199.vnp
Phấn đấu khởi công dự án cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình trong năm 2023
https://giaoducthoidai.vn/phan-dau-khoi-cong-du-an-cao-toc-ninh-binh-nam-dinh-thai-binh-trong-nam-2023-post601103.html
Sớm triển khai 3 dự án cao tốc phía Nam
https://www.sggp.org.vn//som-trien-khai-3-du-an-cao-toc-phia-nam-828009.html
Cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng khi nào khởi công?
https://danviet.vn/cao-toc-ninh-binh-nam-dinh-thai-binh-hai-phong-khi-nao-khoi-cong-2022071808561943.htm
Phấn đấu khởi công cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình trong 2023
https://kinhtedothi.vn/phan-dau-khoi-cong-cao-toc-ninh-binh-nam-dinh-thai-binh-trong-2023.html
Phấn đấu khởi công cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình trong năm 2023
https://baoxaydung.com.vn/phan-dau-khoi-cong-cao-toc-ninh-binh-nam-dinh-thai-binh-trong-nam-2023-336182.html
Khẩn trương hoàn thiện thủ tục triển khai 3 dự án đường bộ cao tốc
https://laodong.vn/thoi-su/khan-truong-hoan-thien-thu-tuc-trien-khai-3-du-an-duong-bo-cao-toc-1069468.ldo
Phấn đấu khởi công cao tốc Ninh Bình-Nam Định-Thái Bình-Hải Phòng năm 2023
https://vietnamhoinhap.vn/vi/phan-dau-khoi-cong-cao-toc-ninh-binh-nam-dinh-thai-binh-hai-phong-nam-2023-38967.htm
Khởi công cao tốc Ninh Bình-Nam Định-Thái Bình-Hải Phòng năm 2023
https://nhandantv.vn/chuong-trinh-thoi-su-sang-ngay-18-7-2022-d206816.htm
3. Đề nghị Nam Định làm đường gom ngoài đất đường sắt
(Baogiaothong.vn 16/7, Kỳ Nam; Taichinhdoanhnghiep.net.vn 17/7)
Bộ GTVT mới đây đã có văn bản đề nghị UBND TP. Nam Định làm đường gom giáp đường sắt Bắc - Nam ngoài phạm vi đất dành cho đường sắt.
Trước đó, Bộ đã nhận được văn bản của UBND TP Nam Định đề nghị cho phép xây dựng đường gom song song đường sắt, giáp đường sắt Bắc Nam đoạn từ Km83+100 đến Km83+500 thuộc địa phận phường Lộc Hòa, TP Nam Định.
Theo phương án xây dựng của TP Nam Định, đoạn đường gom này nằm trong phạm vi đất dành cho đường sắt; Mặt cắt ngang tuyến đường B=10,5m, cách mép ray ngoài cùng của đường sắt là 4m.
Cùng đó đường gom được xây dựng đồng bộ các hệ thống hạ tầng kỹ thuật gồm đường giao thông, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước và điện chiếu sáng.
Trong khi đó, Điều 12 của Luật Đường sắt quy định rõ: “Đất dành cho đường sắt bao gồm: Đất dùng để xây dựng công trình đường sắt; đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt; đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt.
Đất dành cho đường sắt được dùng để xây dựng công trình đường sắt và bảo đảm an toàn giao thông đường sắt theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.”
Vì vậy, căn cứ quy định này, Bộ GTVT đề nghị UBND TP Nam Định nghiên cứu xây dựng đoạn đường gom trên nằm ngoài phạm vi đất dành cho đường sắt theo đúng quy định của Luật Đường sắt và Nghị định số 56/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ. https://www.baogiaothong.vn/de-nghi-nam-dinh-lam-duong-gom-ngoai-dat-duong-sat-d559583.html
Bộ GTVT đề nghị Nam Định làm đường gom ngoài đất đường sắt Bắc – Nam
https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/bo-gtvt-de-nghi-nam-dinh-lam-duong-gom-ngoai-dat-duong-sat-bac--nam-d31242.html
4. Mùa muối thắng lợi
(TTXVN/Baotintuc.vn 17/7, Công Luật; Tv.danviet.vn 17/7)
Hiện là giai đoạn chính của vụ sản xuất muối năm 2022, trên các cánh đồng muối tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định người dân tận dụng tối đa những ngày nắng để làm muối. Mặc dù phải làm việc vất vả, nhưng các diêm dân vẫn rất vui, phấn khởi vì giá muối năm nay tăng cao so với mọi năm.
Dưới cái nắng nóng như đổ lửa của những ngày hè, trên cánh đồng muối rộng gần 40 ha tại xã Hải Đông, bà con diêm dân vẫn miệt mài bám ruộng để làm muối. So với mọi năm, thời tiết năm nay nắng muộn, nắng ít, nhưng giá muối liên tục tăng cao, sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó nên bà con diêm dân hăng say bám đồng ruộng.
Ông Nguyễn Mạnh Dũng, trú tại xóm Hợp Thành, xã Hải Đông cho biết, từ đầu vụ đến nay giá muối liên tục tăng, hiện giữ ở mức 2.100 đồng/kg, tăng gấp đôi so với vụ muối năm ngoái. Nếu giá muối cứ giữ nguyên như hiện nay cho đến cuối vụ thì năm nay được coi là thắng lợi đối với diêm dân.
Theo ông Dũng, tính trung bình một sào muối (360 m2), diêm dân làm được khoảng 50 kg muối/ngày, nếu làm việc tích cực, một ngày diêm dân có thể làm được 2,5 sào, với giá muối như hiện nay diêm dân sẽ thu về được từ 200.000 - 220.000 đồng/ngày.
Để làm ra được hạt muối, mỗi vụ diêm dân phải đầu tư khá nhiều công sức, tiền bạc. Nếu chỉ tu sửa đồng ruộng gồm sân phơi, ô chạt… chi phí khoảng từ 2 - 3 triệu đồng/sào; còn làm mới thì phải mất từ 8 - 10 triệu đồng/sào. Đầu tư nhiều, nhưng với giá muối thấp như những năm trước, diêm dân cũng chỉ thu được từ 100.000 - 120.000 đồng/ngày. Vì thu nhập thấp nên nhiều người đã bỏ ruộng đi làm nghề khác khiến diện tích đất bỏ hoang ngày càng nhiều.
Theo ông Đoàn Văn Hoành, trú tại xóm Hợp Thành, xã Hải Đông, công lao động thấp nên cánh đồng muối hiện nay toàn người trung niên và người già bám đồng ruộng. Nhưng với giá muối tăng trở lại như hiện nay, nếu chăm chỉ làm việc diêm dân cũng có thu nhập khá, trên cánh đồng muối hiện cũng đã có nhiều người đã quay trở lại làm muối sau thời gian bỏ ruộng.
Ông Hoàng Văn Mạnh, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Đông cho hay, trên địa bàn xã có khoảng 40 ha diện tích làm muối, do thu nhập thấp người dân đang dần chuyển sang các nghề khác nên diện tích đang sản xuất chỉ gần 20 ha. Với giá muối đang tăng trở lại như hiện nay, xã đang tăng cường vận động người dân quay trở lại bám đồng ruộng, đồng thời tích cực điều phối nguồn nước vào các cánh đồng muối tạo điều kiện thuận lợi cho diêm dân làm muối hiệu quả nhất.
Theo thống kê từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hải Hậu, trên địa bàn huyện có 176 ha diện tích đất muối tại các xã Hải Đông, Hải Lý và Hải Chính. Những năm gần đây do giá trị sản xuất thấp, diêm dân không gắn bó với nghề, hiện nay toàn huyện chỉ có khoảng 30 ha đang sản xuất, một số ít chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản, còn lại là bỏ hoang.
Trước thực trạng trên, huyện Hải Hậu đã không ngừng mời gọi các doanh nghiệp tăng cường liên kết với các diêm dân trong bao tiêu sản phẩm, xây dựng nhà máy chế biến muối tinh, muối i-ốt và các sản phẩm khác từ muối. Đến nay, ngoài việc đã có một số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất muối, huyện Hải Hậu đã có 2 sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm) về muối được UBND tỉnh Nam Định công nhận đạt tiêu chuẩn 3 sao, điều này đã từng bước giải quyết được đầu ra cho sản phẩm, góp phần ổn định giá muối.
Ông Vũ Văn Triển, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hải Hậu cho biết, để tránh lãng phí nguồn tài nguyên đất, huyện đã chỉ đạo các địa phương động viên diêm dân tích cực sản xuất, làm tốt thủy lợi đồng muối, xây dựng sản phẩm OCOP từ muối. Đồng thời, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư sản xuất và chế biến sản phẩm sau muối nhằm nâng cao giá trị kinh tế, nâng cao thu nhập cho diêm dân.
https://baotintuc.vn/kinh-te/mua-muoi-thang-loi-20220717073741679.htm
Diêm dân Nam Định thắng to vụ muối
https://tv.danviet.vn/chuyen-dong-nha-nong-17-7-diem-dan-nam-dinh-thang-to-vu-muoi-20220717125559709.htm
5. Nam Định: Phát triển kinh tế từ làng nghề truyền thống
(Diendandoanhnghiep.vn 17/7, Minh Huệ - Trung Thành)
Không chỉ giải quyết việc làm, góp phần cải thiện đời sống cho người lao động, các làng nghề còn góp phần gìn giữ và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của mỗi địa phương. Tuy nhiên, trước sự thay đổi về nhu cầu của cơ chế thị trường, các làng nghề đang dần mai một.
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định cho biết: Nam Định là địa phương có nhiều làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, trong đó có những làng nghề tồn tại và phát triển hàng trăm năm, sản phẩm được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng.
Tuy nhiên, với việc phát triển tự phát, nhiều làng nghề đang đứng trước nguy cơ mai một trong nền kinh tế cạnh tranh hiện đại… Do vậy, phát triển làng nghề bền vững là một vấn đề tích cực, đúng đắn, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nâng cao thu nhập, gìn giữ và phát triển văn hóa truyền thống.
Theo thống kê Nam Định có 142 làng nghề đang hoạt động tại 10 huyện, thành phố; trong đó 80 làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận đạt các tiêu chí theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Một số làng nghề mới như làng nghề trồng cây dược liệu tại huyện Hải Hậu, trồng hoa tại huyện Mỹ Lộc được phát triển mở rộng.
Nhiều sản phẩm của làng nghề được xuất khẩu như: đồ mộc, đồ đồng, tre nứa ghép ở huyện Ý Yên; khảm trai, đồ gỗ ở huyện Hải Hậu... Một số sản phẩm của làng nghề đã có thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước như sản phẩm đồ gỗ La Xuyên, đúc đồng Tống Xá, cây cảnh Điền Xá... Các làng nghề trồng cây cảnh, sản xuất hoa lụa, đồ mộc, đồ đồng thu hút trên 50% lao động của địa phương.
Một số làng nghề truyền thống đang hoạt động ổn định và có khả năng phát triển bền vững trong lương lai, có thế mạnh cần duy trì bảo tồn như: các làng trồng hoa cây cảnh Vị Khê, Lã Điền, Trừng Uyên ở xã Điền Xá (Nam Trực); làng nghề đồ gỗ khảm trai Bình Minh, xã Hải Minh (Hải Hậu); làng nghề mộc mỹ nghệ Ninh Xá, Lũ Phong và La Xuyên, xã Yên Ninh (Ý Yên). Bình quân mỗi năm, giá trị sản xuất của các làng nghề ước đạt gần 6.000 tỷ đồng; trong đó, nhóm hàng chế biến, bảo quản nông, lâm thủy sản chiếm 1,94%; nhóm hàng thủ công mỹ nghệ chiếm 10,78%; nhóm hàng sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan... chiếm 48,04%; nhóm gây trồng, kinh doanh sinh vật cảnh 37,30%; nhóm xây dựng, vận tải và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn chiếm 1,92%.
Có thể nói, những năm gần đây, hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề ở nông thôn đã thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo... góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Thu nhập bình quân từ các nhóm ngành nghề trong làng nghề nông thôn từ 2,5-6 triệu đồng/người/tháng tùy theo từng nhóm ngành nghề, nhóm nghề. Thu nhập cao nhất là nhóm nghề sản xuất đồ gỗ, mộc mỹ nghệ, mộc dân dụng và thu nhập thấp nhất là nhóm nghề chiếu, cói, thêu ren.
Làng nghề mây tre đan Thạch Cầu thuộc xã Nam Tiến, huyện Nam Trực. Ở nơi đây, từ các cụ già đã ngoài bảy mươi đến những đứa trẻ mới lên mười đều có thể thoăn thoắt đan tre, thế nên nghề đã phát triển hàng trăm năm nay. Tre và mây nguyên liệu phải già, tre có dóng dài, càng thẳng càng tốt. Tre nứa được chặt về, ngâm dưới ao ít nhất một tháng để chống mối mọt mới được mang lên chẻ vót.
Hiện nay, số lượng các hộ, cơ sở sản xuất tại làng nghề đang có xu hướng giảm mạnh qua từng năm. Năm 2013, toàn tỉnh Nam Định có trên 23,4 nghìn hộ, cơ sở với 55,2 nghìn lao động tham gia sản xuất tại làng nghề thì đến nay chỉ còn 18,7 nghìn hộ, cơ sở tham gia với 44,7 nghìn lao động.
Theo thống kê, hiện các làng nghề sử dụng hơn 30% lao động công nghiệp trong toàn tỉnh, nhưng phần lớn trong số này chưa tạo được việc làm ổn định, mức thu nhập chưa cao, nhiều nơi sản xuất gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống dân cư.
Bên cạnh đó, các làng nghề chủ yếu còn mang tính tự phát nên hạn chế về khả năng tổ chức quản lý, nguồn lực tài chính, kiến thức thị trường, công nghệ kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Theo ông Nguyễn Văn Phương – Làng nghề Đúc đồng Ý Yên cho biết: Hiện nay việc tiêu thụ sản phẩm tại các làng nghề còn bị động, các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu chủ yếu qua khâu trung gian. Vai trò của các công ty, doanh nghiệp trong đầu tư tìm đầu ra cho sản phẩm còn hạn chế. Mặt khác Việt Nam đã hội nhập kinh tế quốc tế nên trong thời gian qua các sản phẩm làng nghề nông thôn Nam Định đã và đang phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm cùng loại tại thị trường khu vực trong nước và thị trường quốc tế.
Làng nghề nước mắm Sa Châu đã nổi tiếng từ thời vua Minh Mạng. Quanh làng lúc nào cũng dậy mùi nước mắm. Nhà nào cũng hàng hàng lối lối chum vại phơi quanh nhà. Với hơn một trăm hộ làm nghề, sản lượng nước mắm của làng hàng năm lên đến cả 500.000 lít. Thị trường tiêu thụ chủ yếu của nước mắm Sa Châu là trong địa bàn tỉnh và một số tỉnh kế bên như Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình.
Được biết, Nam Định hiện nay còn có nhiều làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng như: làng rèn Vân Chàng thị trấn Nam Giang, làng nghề làm miến, bánh đa thôn Phượng, xã Nam Dương, làng nghề cơ khí Bình Yên, xã Nam Thanh, làng nghề tái chế nhựa Vô Hoạn, làng nghề sản xuất hoa nhựa Báo Đáp (Nam Trực); làng nghề ươm tơ Cổ Chất (Trực Ninh); làng nghề làm bún Phong Lộc, phường Cửa Nam (thành phố Nam Định); làng nghề sơn mài, tre nứa ghép xã Yên Tiến (Ý Yên)…
Ngoài ra các làng nghề thu nhập thấp và không ổn định nên nhiều hộ không còn thiết tha với nghề. Tình trạng bỏ nghề, chuyển nghề đang có chiều hướng gia tăng dẫn đến nhiều làng nghề truyền thống đứng trước nguy cơ bị mai một, thất truyền.
Hiện nay, chưa có cơ chế hỗ trợ trực tiếp cho việc duy trì và phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống, nghề truyền thống do nguồn lực của địa phương còn yếu. Việc tiếp cận khoa học kỹ thuật tiên tiến phục vụ cho sản xuất của các cơ sở làng nghề còn yếu; thiếu thông tin về thị trường.
Theo lãnh đạo Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), để làng nghề phát triển ổn định, bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Do vậy, việc quy hoạch lại các làng nghề để đẩy mạnh phát triển theo hướng công nghiệp nhằm khắc phục tồn tại, tăng cường khả năng hội nhập quốc tế là việc mang tính cấp bách.
Trong bối cảnh có sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm nhập ngoại hoặc sản xuất theo chuỗi tiện ích, cùng với khuyến khích xây dựng mỗi xã một sản phẩm, đẩy mạnh liên kết tìm đầu ra; hỗ trợ đào tạo, chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất, tỉnh sẽ có cơ chế hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến với quy mô lớn, tập trung vào các ngành nghề có thế mạnh, mũi nhọn của tỉnh.
Hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hình thành hệ thống phân phối lớn trong và ngoài nước.
Đồng thời, dành sự quan tâm đặc biệt đối với nghệ nhân, thợ giỏi nghề thủ công mỹ nghệ, giúp họ gắn bó với nghề; từ đó góp phần thúc đẩy làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề nói riêng và công nghiệp nông thôn nói chung trên địa bàn tỉnh phát triển bền vững.
https://diendandoanhnghiep.vn/nam-dinh-phat-trien-kinh-te-tu-lang-nghe-truyen-thong-227101.html
6. Nuôi chồn hương khó hay dễ mà một nông dân Nam Định suýt bể nợ nay lại thành tỷ phú?
(Danviet.vn 16/7, Đức Toàn)
Trong 11 năm đầu tư sản xuất vào nuôi con đặc sản, phải mất hơn 8 năm quyết tâm, ông Nguyễn Văn Thắng (52 tuổi) ở thôn Mỹ Lộc, xã Yên Phương (huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) mới thuần hoá thành công đàn chồn hoang dã.
Nhắc đến ông Nguyễn Văn Thắng ở thôn Mỹ Lộc, người dân ở nơi đây không ai là không biết. Bởi ông là người đầu tiên tại địa phương đưa con chồn về nuôi và cũng là người duy nhất thuần hoá, nhân giống thành công con nuôi này tại địa phương.
Hiện tại, gia trại nuôi chồn hương của gia đình ông có quy mô lớn nhất tỉnh với tổng đàn hơn 200 con; trong đó, có 60 con mẹ và hơn 190 con hậu bị, thương phẩm.
Để có được thành công như ngày nay, hơn 11 năm qua, ông đã vượt qua rất nhiều khó khăn bủa vây, nhưng ông vẫn biết cách đứng dậy và vươn lên thuần hoá con nuôi đặc sản khó tính này.
Anh Nguyễn Văn Thắng (bên trái) kiểm tra chất lượng chồn hương giống đang được nuôi tại trang trại nuôi chồn hương của gia đình ở thôn Mỹ Lộc, xã Yên Phương (huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định).
Trao đổi với chúng tôi, ông Thắng cho biết: Chồn hương là loài động vật hoang dã, được sử dụng như một loại dược liệu quý hiếm. Không chỉ vậy chồn hương còn là món ăn đặc sản thơm ngon, thịt ngọt và mềm nên rất được ưa chuộng trong các nhà hàng.
Chồn hương thường có dáng dài thon, lông ngắn xám đen và có khoang màu trên thân, dọc sống lưng có các vết sọc dưa xám đen thành hàng chạy từ vai xuống đến mông, đầu mõm nhọn, chân ngắn, đuôi dài với 7 vòng trắng xen kẽ 7 vòng đen.
Ông bén duyên với loài chồn hương từ năm 2011. Lúc đó, ông lặn lội vào tận Nghệ An để tham quan mô hình, học hỏi kinh nghiệm nuôi; mua 8 đôi chồn với tổng trị giá 50 triệu đồng để nuôi thử nghiệm. Chỉ 10 ngày sau, đàn chồn bị chết hơn 1 nửa, và “xóa sổ” hoàn toàn trong một thời gian sau đó.
“Một số tiền lớn mất đi trong thời gian ngắn, khiến vợ chồng tôi đều rất hụt hẫng”. Mất trắng lứa đầu tiên ông Thắng vẫn tin là mình sẽ nhất định nuôi thành công. Ông tiếp tục bỏ tiền đi mua chồn về nuôi tiếp. Nhưng trớ trêu thay, các năm tiếp theo cũng không khá hơn mấy, đầu tư ra bao nhiêu là thua lỗ bấy nhiêu.
“Tôi gần cả đời gắn bó với nghề chăn nuôi, nhưng chưa có con gì mà mất tiền nhanh và nhiều bằng con chồn. Giai đoạn ủ bệnh của chồn chỉ trong vòng 10 ngày, 1-2 ngày phát bệnh là chết ngay, gần như không có thời gian để kiểm nghiệm các loại thuốc chữa. Vì thế, cứ mỗi lứa chồn chết, gia đình tôi bị mất một vài chục triệu, hay tiền trăm triệu là chuyện như cơm bữa.
Nhưng đổi lại nếu nuôi thành công thì cũng nhanh giàu, bởi giá chồn hương trên thị trường khá cao. Đây là động lực cho tôi cố gắng thuần hoá, gắn bó với nó”. Bẵng đi hơn 8 năm gây nuôi chồn hương thất bại liên tiếp, tiền mất nhiều không đếm xuể. Thậm chí, ông còn phải bán đất nhà để dồn tiền mua tái đàn chồn; tính theo giá đất hiện hành, ước tính ông Thắng đã mất mấy mảnh đất có giá tiền tỷ vì con chồn.
Sau 8 năm miệt mài phấn đấu, bao nhiêu công sức, tốn bao tiền của nhưng cuối cùng ông Thắng cũng chỉ còn lại hai bàn tay trắng. Quãng thời gian này, ông rơi vào trạng thái tuyệt vọng, chán nản... không biết có nên nuôi chồn hương tiếp hay không? Đến năm thứ 9, ông đã rút ra những kinh nghiệm “xương máu”, dần ông cũng hiểu ra nguyên nhân dẫn đến thất bại và biết cách khắc phục.
Ông tự tin vào bản thân của mình hơn, từ những con chồn còn sót lại và đi mua thêm, ông Thắng quyết tâm gây dựng lại từ đầu. Đàn chồn không còn bị chết hàng loạt như các năm trước; tỷ lệ đẻ, nuôi con thành công ngày càng cao, đạt hơn 80%.
Theo đó, ông đang nuôi hai loại chồn là chồn hương và chồn mốc, đây là hai loại chồn có giá trị kinh tế tương đối cao. Đối với chồn thương phẩm có giá từ 2,3 triệu đến 2,6 triệu đồng/kg tùy theo loại, còn chồn giống khoảng 3 tháng tuổi đạt trọng trọng lượng trên 1kg có giá từ 5-6 triệu đồng/con.
Thức ăn của chồn hương chủ yếu là chuối chín và cháo cá, cháo gà thải loại, mỗi ngày cho ăn một lần vào các buổi chiều do tập tính hoang dã, ban ngày chồn thường ngủ, chỉ thức dậy vào tầm chiều và ban đêm để kiếm ăn. Nước uống phải sạch và qua xử lý kỹ. Chồn mẹ một năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 3-5 con, mùa sinh sản kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7.
Chồn sinh sản cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là canxi, để phòng ngừa chồn mẹ sau khi sinh thiếu chất sẽ ăn con non. Chồn con nuôi khoảng 10-12 tháng là có thể xuất bán thương phẩm hoặc giữ lại nuôi làm chồn sinh sản. Chuồng nuôi chồn là dạng lồng sắt cao khoảng 70cm, rộng từ 1m2 cho đến 5m2 tùy vào số lượng nuôi nhốt, đồng thời được thiết kế cách trên nền từ 1-1,5m để thông thoáng và tiện vệ sinh chuồng trại.
Mỗi ô chuồng đều được bố trí rộng rãi giúp chồn có không gian vận động; phải dọn vệ sinh hàng ngày, đảm bảo chuồng luôn sạch, khô, thoáng, tránh ẩm thấp. Chồn khá dễ thích nghi, nhiệt độ dao động từ 8-40 độ C, đều có thể sống tốt.
Tuy nhiên, người nuôi cần đặc biệt lưu ý bệnh liên quan đến đường ruột. Khi mới bị mắc bệnh, chồn ít biểu hiện ra bên ngoài, khi bệnh nặng thì triệu chứng mới rõ ràng. Khi chồn đã bị tiêu chảy thì hầu như không thể chữa trị, rất dễ lây lan sang con khác. Vì vậy, ông Thắng phải thường xuyên phòng các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa cho chồn, đặc biệt là thức ăn.
Để đảm bảo phòng ngừa bệnh, gia đình ông luôn phối hợp với chặt chẽ với chính quyền địa phương, cán bộ thú y và đăng ký kiểm dịch, kiểm soát động vật hoang dã với Chi cục Kiểm lâm tỉnh. Năm 2021, gia trại nuôi chồn hương của ông Thắng xuất bán được hơn 100 con giống và 50 con chồn thịt, đem lại thu nhập cho gia đình gần 1 tỷ đồng.
Hiện tại, nhu cầu thị trường tiêu thụ chồn hương rất lớn nên thương lái từ các nơi đã liên hệ đặt mua chồn giống trước 10 tháng nhưng gia đình ông Thắng vẫn không đủ bán. Để đáp ứng nhu cầu mua chồn giống, ông Thắng đang xin cấp phép đầu tư mở rộng quy mô gia trại.
Đồng thời, khi đáp ứng được nguồn chồn giống trang trại sẽ mở rộng cung ứng thêm nguồn chồn thịt để tạo sự đa dạng trong đầu ra, tăng thêm thu nhập, thu hút thêm khách hàng gần xa.
Có thể khẳng định, mô hình nuôi chồn hương của ông Thắng là mô hình có triển vọng phát triển với chi phí thấp, ít tốn công chăm sóc, đầu ra ổn định, hiệu quả kinh tế cao... cần được chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển, xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc thù.
https://danviet.vn/nuoi-chon-huong-kho-hay-de-ma-mot-nong-dan-nam-dinh-suyt-be-no-nay-lai-thanh-ty-phu-20220715185136722.htm
II. Văn hóa - Xã hội
1. Giải Nhất hội thi Nhà nông đua tài tỉnh Nam Định năm 2022 trao cho Hội Nông dân huyện Hải Hậu
(Danviet.vn 16/7, Thu Hà)
Mới đây, Hội Nông dân tỉnh Nam Định tổ chức Hội thi Nhà nông đua tài tỉnh Nam Định lần thứ V, năm 2022. Tại Hội thi năm nay có 10 đội tuyển đến từ Hội Nông dân 10 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Tham dự Hội thi Nhà nông đua tài tỉnh Nam Định năm 2022 có 75 thí sinh của 10 đội tuyển đến từ Hội Nông dân 10 huyện, thành phố. Các đội tham dự trải qua 4 phần thi: Lời chào nông dân; Nghe nông dân nói; Kiến thức nhà nông; So tài nông dân.
Tại Hội thi Nhà nông đua tài tỉnh Nam Định, các đội thi đã giới thiệu những nét đặc trưng về kinh tế, văn hóa, xã hội; hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân; những cách làm hay, kinh nghiệm quý, những tấm gương tiêu biểu và đặc biệt là những mô hình nổi bật trên địa bàn để kịp thời tuyên truyền, nhân rộng trong toàn tỉnh.
Điểm nổi bật của hội thi lần này là phát huy tính tư duy, sáng tạo của hội viên nông dân, thông qua đó tăng cường kỹ năng cần thiết cho nông dân trong sản xuất, kinh doanh và các kỹ năng trong công tác xã hội.
Sau 1 ngày Hội thi với sự tham gia của 10 đội đại diện cho 10 đơn vị Hội Nông dân huyện, thành phố trong tỉnh đã diễn ra sôi nổi và thành công rực rỡ. Các đội tham dự đã mang đến Hội thi những tiết mục độc đáo, xuất sắc mang đậm tính văn hoá đặc trưng mỗi vùng miền trong tỉnh. Các phần thi hấp dẫn, sôi nổi, cạnh tranh đều thể hiện sự chuẩn bị chu đáo, sâu sắc của mỗi đội.
Với sự thể hiện xuất sắc, độc đáo, nổi trội, Hội Nông dân huyện Hải Hậu đã giành giải Nhất Hội thi Nhà nông đua tài tỉnh Nam Định lần thứ V - năm 2022. Giải Nhì được trao cho 2 đội Hội Nông dân huyện Nghĩa Hưng và Hội Nông dân huyện Nam Trực; 3 giải Ba trao cho các đội Hội Nông dân huyện Ý Yên, Thành phố Nam Định, Mỹ Lộc và 4 giải Khuyến khích cho các đội Hội Nông dân huyện Xuân Trường, Vụ Bản, Giao Thủy, Trực Ninh.
https://danviet.vn/giai-nhat-hoi-thi-nha-nong-dua-tai-tinh-nam-dinh-nam-2022-trao-cho-hoi-nong-dan-huyen-hai-hau-20220715111328996.htm
2. Trên 85% đoàn viên nữ đạt danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”
(Laodong.vn 17/7, Hà Anh)
Từ đầu năm 2022 đến nay, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Nam Định đã duy trì thường xuyên, phát huy hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên, người lao động, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội.
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, các cấp Công đoàn Nam Định đổi mới việc phát động và triển khai phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao năng suất – chất lượng – hiệu quả trong công tác, đặc biệt là phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” với trọng tâm là “năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn” trong khu vực sản xuất kinh doanh, phong trào “Tham mưu giỏi, phục vụ tốt” trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.
Đặc biệt là Chương trình “1 triệu sáng kiến nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19” hết giai đoạn 1 đã có 5.132 sáng kiến tham gia, xếp thứ 23/82 toàn quốc, đạt và vượt chỉ tiêu Tổng LĐLĐVN giao; đến ngày 17.7, đã có 5.624 sáng kiến, xếp thứ 25/82 toàn quốc. Qua đó đã thể hiện tinh thần sáng tạo, bền bỉ, nỗ lực không ngừng của công nhân NĐ nói riêng và phát huy vai trò tiên phong, trách nhiệm của công nhân, lao động nói chung đối với doanh nghiệp và đất nước, đặc biệt trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau đại dịch.
Phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”, xây dựng văn hoá an toàn nơi làm việc được các cấp Công đoàn tích cực phối hợp với chuyên môn và các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh triển khai đạt hiệu quả, góp phần làm chuyển biến nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động, cải thiện điều kiện làm việc và môi trường làm việc của đoàn viên, người lao động.
Phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” gắn với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” được các cấp CĐ tích cực triển khai, hàng năm tỷ lệ đoàn viên nữ đạt danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” cấp cơ sở đều đạt trên 85%.
https://laodong.vn/ldld-nam-dinh/tren-85-doan-vien-nu-dat-danh-hieu-gioi-viec-nuoc-dam-viec-nha-1069407.ldo
3. Hơn 22.870 đoàn viên khó khăn do COVID-19 được hỗ trợ 8,997 tỉ đồng
(Laodong.vn 17/7, Hoàng Yến)
Ông Vũ Văn Nghĩa - Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Nam Định cho biết, thời gian qua, công tác chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 được các cấp công đoàn tích cực thực hiện.
Với tinh thần đoàn kết “tương thân tương ái”, các cấp công đoàn tỉnh Nam Định đã cấp phát miễn phí hàng trăm nghìn khẩu trang, hàng chục nghìn chai nước rửa tay cho đoàn viên, NLĐ; phát hàng chục nghìn tờ rơi tuyên truyền, phun thuốc sát khuẩn tại những doanh nghiệp đông NLĐ; vận động cán bộ, đoàn viên, NLĐ tích cực tham gia quyên góp ủng hộ Quỹ phòng chống COVID-19 của tỉnh được gần 14 tỉ đồng; ủng hộ Quỹ Xã hội từ thiện Tấm Lòng Vàng của Tổng LĐLĐVN trên 1,5 tỉ đồng để mua vaccine phòng COVID-19; ủng hộ nông dân tỉnh Bắc Giang tiêu thụ 29 tấn vải thiều, nông dân tỉnh Quảng Ngãi 2.049 kg tỏi Lý Sơn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 với tổng số tiền 992,94 triệu đồng…
Ngoài ra, LĐLĐ tỉnh còn triển khai các hoạt động hỗ trợ cho đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo các quyết định của Tổng LĐLĐVN kịp thời, đúng đối tượng thụ hưởng. Tổng số tiền chi hỗ trợ cho đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch đến thời điểm này là 8,997 tỉ đồng cho 22.871 người.
LĐLĐ tỉnh Nam Định còn ủng hộ LĐLĐ tỉnh Hải Dương có CNLĐ bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, ủng hộ LĐLĐ các tỉnh phía Nam có đông đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, ủng hộ Khu cách ly tập trung tỉnh NĐ tại Thị trấn Gôi huyện Vụ Bản, ủng hộ lều bạt cho thành phố Nam Định, hỗ trợ lực lượng tuyến đầu chống dịch của 17 đơn vị CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở và các y bác sỹ với tổng số tiền 718 triệu đồng.
Cùng với đó, LĐLĐ tỉnh đã phối hợp với Tổng LĐLĐVN hỗ trợ cho 100 đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng COVID-19 với tổng số tiền 100 triệu đồng (nguồn Tổng LĐLĐVN); phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh hỗ trợ cho 100 đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng COVID-19 với tổng số tiền 50 triệu đồng (nguồn Hội chữ thập đỏ)...
https://laodong.vn/ldld-nam-dinh/hon-22870-doan-vien-kho-khan-do-covid-19-duoc-ho-tro-8997-ti-dong-1069400.ldo
4. V – League 2022: Nóng cả 2 đầu bảng xếp hạng
(Daidoanket.vn 18/7, Hoàng Nam)
Vòng 7 Night Wolf V-League 1-2022 thực sự là một vòng đấu không quá may mắn với các đội chủ nhà, vì chỉ có 3/6 đội giành được chiến thắng là SLNA, Topenland Bình Định và Đông Á Thanh Hóa, trong khi có tới 2 đội chủ nhà trắng tay (Hải Phòng, CLB TP.HCM) và 1 đội phải chấp nhận kết quả hòa (Becamex Bình Dương).
Ở V-League 2022, SLNA gần như giữ nguyên bộ khung cũ, tăng cường một loạt cầu thủ trẻ từ tuyến dưới và có thêm sự bổ sung của 2 cựu binh là Ngọc Hải và Đình Hoàng. Về lực lượng, SLNA gần như không có nhiều sự mới mẻ, nhưng về mặt chiến thuật, đội bóng xứ Nghệ đã tạo ra nhiều thay đổi mang tính “cách mạng”.
Trong khi đó, sau khi giành 3 điểm trước Đà Nẵng ở vòng 6, đoàn quân HLV Kiatisak tiếp tục có màn trình diễn ấn tượng khi đánh bại TPHCM trên sân Thống Nhất với tỷ số 2-0. Dù thiếu vắng Nguyễn Công Phượng nhưng đội bóng phố Núi vẫn thi đấu linh hoạt, sắc nét và áp đảo đối thủ. Washington Brandao là người mở tỉ số bằng cú đánh đầu ở phút 28 trước khi Vũ Văn Thanh ghi bàn từ chấm 11m vào cuối hiệp 1.
Từ vị trí số một của SLNA cho tới vị trí thứ 5 của Viettel cũng chỉ cách nhau là 3 điểm, khoảng cách đúng bằng một trận thắng nên một kết quả không phải là chiến thắng sẽ khiến trật tự lập tức thay đổi.
Nếu HAGL thăng hoa thì nỗi buồn thua trận càng lớn hơn với CLB TPHCM bởi sau trận thua này họ đã rơi xuống vị trí thứ 11 trên bảng xếp hạng và chỉ còn hơn hai đội cuối bảng là Nam Định và CLB Sài Gòn đúng 3 điểm. Đáng lo hơn là với phong độ và lực lượng hiện nay, cả hai đại diện của TPHCM sẽ rất khó trong việc hiện thực hóa mục tiêu của mình. CLB TPHCM vốn hướng đến cuộc tranh chấp huy chương ở mùa bóng năm nay, nhưng nay có lẽ cố gắng rời xa nhóm cuối bảng là thực tế nhất.
Việc cả 3 đội đang xếp cuối Sài Gòn FC, Nam Định và TP. HCM đều nhận thất bại ở vòng đấu này khiến vị trí của họ trở nên báo động trong cuộc đua trốn suất xuống hạng. Sài Gòn FC đã phải nhận thất bại với tỉ số 0-4 trước chủ nhà Thanh Hóa mà việc ngoại binh Andre Vieira phải nhận thẻ đỏ ở phút 30 được coi là ngọn nguồn khiến Sài Gòn FC phải phơi áo với tỷ số đậm đà. Nếu cứ thi đấu với bộ mặt như thời gian qua, thầy trò Phùng Thanh Phương sẽ có nguy cơ sa lầy.
Cùng với Sài Gòn FC, chiến thắng đầu tiên ở V-League cũng vẫn là điều mà Nam Định chưa thể có được ở V-League mùa này. Nam Định và Sài Gòn tiếp tục đứng 2 vị trí cuối cùng với chỉ 3 điểm trong tay; tiếp tục kéo dài chuỗi trận không biết tới chiến thắng kể từ đầu mùa. Dù đã chơi cố gắng nhưng đoàn quân HLV Nguyễn Văn Sỹ đành bất lực trước sức mạnh của đội chủ nhà Topenland Bình Định. Đội bóng thành Nam đang đứng áp chót khi cùng có ba điểm như Sài Gòn FC và chỉ xếp trên nhờ hơn hiệu số bàn thắng bại (-3 so với -8). Tuy nhiên, Nam Định đã đá nhiều hơn Sài Gòn FC một trận. Cả 2 đang thật sự lâm nguy khi bị các đội xếp trên dần tạo ra khoảng cách và họ phải nỗ lực rất nhiều để giành điểm trong các vòng đấu tới.
http://daidoanket.vn/v--league-2022-nong-ca-2-dau-bang-xep-hang-5691550.html
III. Giáo dục – Y tế
1. Chấm thi tốt nghiệp THPT: Cẩn trọng ngay từ khâu tuyển chọn nhân sự
(Giaoducthoidai.vn 18/7, Đình Tuệ)
Thông tin từ Sở GD&ĐT Nam Định cho hay, hiện tại, công tác chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đang được triển khai theo đúng kế hoạch. Dự kiến ngày 24/7, địa phương này sẽ công bố kết quả thi của thí sinh.
Theo thống kê, có khoảng 20 nghìn thí sinh tại Nam Định đã tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Toàn bộ 35 điểm thi trên địa bàn tỉnh đều không ghi nhận sự cố bất thường hay cán bộ, thí sinh nào vi phạm quy chế. Sau khi kết thúc kỳ thi, quá trình vận chuyển, bàn giao bài thi của thí sinh có lực lượng Công an và thanh tra đi cùng; công tác an ninh được đảm bảo tuyệt đối.
Phòng chứa bài thi, tủ, chứa túi bài thi đảm bảo an toàn, chắc chắn, được khóa và niêm phong. Phòng chứa bài thi, phòng chấm bài thi tự luận, nơi thực hiện nhiệm vụ của Ban Thư ký Hội đồng thi và Tổ Thư ký Ban Chấm thi tại khu vực chấm thi có đủ các thiết bị phòng chống cháy nổ; có camera an ninh và lực lượng an ninh giám sát, ghi hình các hoạt động tại phòng liên tục 24 giờ/ngày.
Trường THPT Nguyễn Khuyến - TP Nam Định được lựa chọn làm địa điểm tổ chức chấm thi cả tự luận và trắc nghiệm. Trong khi đó, địa điểm làm phách được đặt tại tầng 3, khu cách ly nhà B, Sở GD&ĐT Nam Định.
Khu vực chấm thi bảo đảm an ninh, an toàn, có đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy và có công an bảo vệ liên tục 24/24h. Nơi chấm thi, chấm kiểm tra bài thi tự luận và nơi bảo quản bài thi tự luận được bố trí gần nhau đảm bảo an toàn. Thành phần Ban Chấm thi tự luận gồm 1 Trưởng ban, 4 Phó Trưởng ban, 6 tổ chấm (mỗi tổ 27 người); 1 tổ chấm kiểm tra có 16 thành viên; công an, bảo vệ, phục vụ, y tế khoảng 20 người.
Ông Cao Xuân Hùng - Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định nhấn mạnh, đơn vị này đã chọn lựa công chức, viên chức và nhân viên tham gia Ban Chấm thi là những người có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn tốt, ý thức chấp hành pháp luật và tinh thần trách nhiệm cao; nắm vững nghiệp vụ làm công tác thi; không đang trong thời gian bị kỷ luật về Quy chế thi; không có người thân tham dự kỳ thi trong năm nay.
Khu vực làm phách bảo đảm an ninh, an toàn có đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy và có công an bảo vệ liên tục 24/24h; không có thiết bị thu phát thông tin và hình ảnh; người tham gia làm phách không được mang các thiết bị thu phát thông tin vào khu vực làm phách. Chủ tịch Hội đồng thi quyết định phương thức làm phách số phách: Làm phách 1 vòng.
"Ban Làm phách được cách ly triệt để trong suốt thời gian được tập trung làm phách cho đến khi hoàn thành chấm bài thi tự luận. Trưởng ban Làm phách trực tiếp thực hiện gieo phách bằng Phần mềm Hỗ trợ chấm thi của Bộ GD&ĐT. Việc gieo phách chỉ được thực hiện trong khu vực cách ly dưới sự chứng kiến của thanh tra" - ông Cao Xuân Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định cho hay.
Địa phương này cũng bố trí khu vực chấm thi, phòng chấm thi và chuẩn bị cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị, tủ/thùng chứa bài thi; việc niêm phong, mở niêm phong theo quy định. Công tác này được thực hiện từ 8h ngày 11/7 tại khu nhà A và khu nhà đa chức năng Trường THPT Nguyễn Khuyến. Bài thi trắc nghiệm được lưu trữ tại phòng xử lý và chấm bài thi trắc nghiệm.
Phòng chứa bài thi, tủ, thùng chứa túi bài thi đảm bảo an toàn, chắc chắn, được khoá và niêm phong; có camera an ninh giám sát 24/24h. Tại đây được trang bị gồm 6 máy tính (1 máy chủ, 5 máy trạm), 4 máy quét, 4 máy in. Các thiết bị này được ngắt các thiết bị thu phát thông tin, không có các phần mềm độc hại.
Bên cạnh đó, Ban Chấm thi trắc nghiệm gồm 1 Trưởng ban, 4 Phó Trưởng ban, 24 Ủy viên được chia thành 3 tổ gồm: tổ thư ký chấm trắc nghiệm, tổ giám sát chấm trắc nghiệm và tổ chấm trắc nghiệm. Mỗi tổ đều do 1 Phó trưởng ban kiêm nhiệm làm tổ trưởng. Các thành viên trong Ban Chấm thi trắc nghiệm đều thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Trưởng ban. Thành phần thanh tra chấm thi trắc nghiệm gồm 3 người, trong đó có 1 người là cán bộ Thanh tra tỉnh Nam Định.
https://giaoducthoidai.vn/cham-thi-tot-nghiep-thpt-can-trong-ngay-tu-khau-tuyen-chon-nhan-su-post600199.html
2. Nam Định sẵn sàng hỗ trợ thí sinh đăng ký tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2022
(Giaoducthoidai.vn 17/7, Khôi Nguyên)
Sở GD&ĐT Nam Định vừa ban hành hướng dẫn bổ sung công tác tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2022. Trong đó có việc hỗ trợ thí sinh tự do đăng ký bổ sung nếu chưa đăng ký trên hệ thống trực tuyến của Bộ GD&ĐT.
Về việc đăng kí bổ sung cho thí sinh tự do chưa thực hiện việc đăng ký trên Hệ thống phần mềm của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Nam Định đã ban hành công văn về việc hướng dẫn công tác tuyển sinh đại học; tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.
Sở GD&ĐT Nam Định cũng lưu ý, trước 17h ngày 18/7, các đơn vị rà soát kết quả điểm học tập cấp THPT (học bạ) trên Hệ thống phần mềm của Bộ GD&ĐT.
Hiện còn một số thí sinh không có điểm kết quả học tập cấp THPT do không đồng bộ được dữ liệu từ trang cơ sở dữ liệu ngành, việc này có nhiều nguyên nhân như số Chứng minh thư/Căn cước công dân, mã định danh… giữa các hệ thống không thống nhất hoặc bị trùng nhau.
Các đơn vị cần nghiên cứu kỹ tài liệu (file đính kèm) để rà soát, cập nhật điểm của thí sinh vào đúng chức năng trên hệ thống; đồng thời hướng dẫn thí sinh tự kiểm tra và báo lại các sai sót nếu có. Nếu để xảy ra sai sót về kết quả học tập cấp THPT sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xét tuyển của các cơ sở đào tạo và quyền lợi của thí sinh, việc khắc phục sẽ rất phức tạp.
https://giaoducthoidai.vn/nam-dinh-san-sang-ho-tro-thi-sinh-dang-ky-tuyen-sinh-dh-cd-nam-2022-post601048.html
3. Nam Định công bố mức thu học phí năm học 2022-2023
(Giaoducthoidai.vn 17/7, Khôi Nguyên; Doisongvietnam.vn 17/7; Vnmedia.vn 17/7)
Chủ tịch HĐND tỉnh Nam Định Lê Quốc Chỉnh vừa ký Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập do tỉnh quản lý năm học 2022-2023.
Theo điểm a khoản 1 điều 1 của Nghị quyết số 82 ngày 6/7/2022 của HĐND tỉnh Nam Định, mức học phí của các trường mầm non, THCS và THPT thuộc vùng thành thị là 300.000 đồng/tháng/học sinh.
Riêng vùng nông thôn, học sinh mầm non có học phí 150.000 đồng/tháng/em; học sinh THCS và THPT đóng học phí 200.000 đồng/tháng/em. Trong đó, vùng thành thị là các phường thuộc TP Nam Định, vùng nông thôn là các huyện và các xã ngoại thành thuộc TP Nam Định.
Đối với cơ sở giáo dục thường xuyên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông áp dụng mức thu học phí bằng với mức học phí của cơ sở giáo dục phổ thông công lập cùng cấp học trên địa bàn. Học phí được thu tối đa 9 tháng/năm học.
Với các trường mầm non, phổ thông công lập tư đảm bảo chi thường xuyên, mức thu học phí bằng 2 lần mức học phí đã được quy định theo điểm a khoản 1 như đã nêu trên.
Riêng các trường mầm non, phổ thông công lập tư đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, mức thu học phí bằng 2,5 lần mức học phí đã được quy định theo điểm a khoản 1 điều 1 của Nghị quyết.
Trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng thì mức học phí được thu theo số tháng thực học bao gồm cả thời gian dạy học trực tuyến và bố trí thời gian học bù tại trường. Không thu học phí trong thời gian không tổ chức dạy học.
Mức thu học phí đảm bảo thu theo số tháng thực học và chi phí phát sinh cần thiết để tổ chức dạy học nhưng không vượt quá tổng thu học phí tính theo số tháng tối đa của một năm học và công khai từ đầu năm học.
Cũng theo Nghị quyết của HĐND tỉnh Nam Định, mức hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng được hưởng chính sách miễn giảm học phí theo quy định ở vùng thành thị và nông thôn lần lượt là 300.000 và 200.000 đồng/tháng/học sinh. https://giaoducthoidai.vn/nam-dinh-cong-bo-muc-thu-hoc-phi-nam-hoc-2022-2023-post601041.html
Nam Định công bố mức thu học phí năm học 2022-2023
https://doisongvietnam.vn/nam-dinh-cong-bo-muc-thu-hoc-phi-nam-hoc-2022-2023-134361-3.html
Nam Định công bố mức thu học phí năm học 2022-2023
https://vnmedia.vn/su-kien-va-van-de/202207/nam-dinh-cong-bo-muc-thu-hoc-phi-nam-hoc-2022-2023-5f73bdc/
4. Vĩnh Phúc đứng thứ 2 toàn đoàn Kỳ thi học sinh giỏi các trường THPT chuyên khu vực Duyên hải và đồng bằng Bắc bộ
(Giaoducthoidai.vn 16/7, Long Anh)
Theo kết quả Kỳ thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc bộ năm 2022, đoàn Vĩnh Phúc có cùng số huy chương Vàng với đoàn dẫn đầu là Nam Định.
Ngày 16/7, thầy Nguyễn Đình Hùng – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc cho biết: Kỳ thi Học sinh giỏi các trường chuyên khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc bộ năm 2022 được tổ chức tại Hải Phòng trong hai ngày 14, 15/7. Kỳ thi có 42 đoàn với 1.886 học sinh dự thi ở các môn văn hóa thuộc khối 10 và 11. Năm nay, Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc có 60 học sinh tham gia. Kết quả kỳ thi, đoàn đạt 17 huy chương Vàng, 12 huy chương Bạc, 23 huy chương Đồng và 7 giải Khuyến khích, xếp vị trí thứ 2 toàn đoàn.
Theo kết quả công bố của Ban tổ chức Kỳ thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc bộ năm 2022, kết thúc kỳ thi, Ban tổ chức đã trao 175 huy chương Vàng, 377 huy chương Bạc, 561 huy chương Đồng và 576 giải Khuyến khích cho các đoàn tham dự.
Đoàn có số huy chương Vàng nhiều nhất là Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc và THPT Chuyên Lê Hồng Phong - Nam Định (cùng đoạt 17 huy chương). Tuy nhiên, số huy chương Bạc của Nam Định (22) cao hơn so đoàn của Vĩnh Phúc (12) nên đoàn Nam Định xếp thứ Nhất cuộc thi, Vĩnh Phúc xếp thứ 2. Vị trí thứ 3, 4 lần lượt thuộc về THPT Chuyên Bắc Giang và Bắc Ninh.
https://giaoducthoidai.vn/vinh-phuc-dung-thu-2-toan-doan-ky-thi-hoc-sinh-gioi-cac-truong-thpt-chuyen-khu-vuc-duyen-hai-va-dong-bang-bac-bo-post600982.html
5. Những tỉnh, thành phố nào tiêm vắc xin phòng Covid-19 thấp?
(Qdnd.vn 16/7, Thái Sơn; TTXVN/Bnews.vn/VietnamPlus.vn/Baotintuc.vn 17/7; Hanoimoi.com.vn 17/7; Thoibaotaichinhvietnam.vn 17/7; Suckhoedoisong.vn 17/7; Laodong.vn 18/7)
Chiều 16-7, Bộ Y tế cho biết, tính đến nay cả nước tiêm được hơn 10 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, trong đó mũi 1 là 6.934.650 trẻ (chiếm tỷ lệ 60,7%).
Cụ thể, một số tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi thấp dưới 50% là TP Hà Nội; Nam Định; Ninh Bình; Phú Thọ; Vĩnh Phúc; Hưng Yên; Nghệ An; Hà Tĩnh; TP Đà Nẵng; Quảng Nam; Khánh Hòa; Bình Thuận; Đắk Lắk; TP Hồ Chí Minh; Bình Dương. Đáng chú ý có 4 tỉnh tiêm mũi 1 cao hơn 90%: Ninh Thuận (98,7%); Sóc Trăng (90,3%); Bạc Liêu (97,7%); Hậu Giang (98,0%).
Về tiêm mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là 3.094.730 trẻ (chiếm tỷ lệ 27,1%). Một số tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm thấp dưới 20%: Hà Nội; Hà Nam; Phú Thọ; Vĩnh Phúc; Nghệ An; Tuyên Quang; Quảng Trị; Đà Nẵng; Quảng Nam; Khánh Hòa; Đắk Lắk; TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp.
7 tỉnh tiêm mũi 2 cao hơn 50%: Ninh Thuận; Long An; Cần Thơ; Bến Tre; Vĩnh Long; Bạc Liêu; Hậu Giang.
Theo Bộ Y tế, qua thống kê, cả nước có khoảng trên 11,8 triệu trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi thuộc đối tượng tiêm vắc xin phòng Covid-19, tuy nhiên do khoảng 3,6 triệu trẻ đã mắc Covid-19 nên số trẻ này sẽ được tiêm khoảng từ tháng 7 đến tháng 8-2022.
Hiện, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 18,4 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 Moderna và Pfizer để tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi bằng nguồn viện trợ. Đến nay, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã phân bổ hơn 14 triệu liều.
Tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi được ngành y tế xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong năm 2022. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Y tế, tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ trong độ tuổi này còn chậm.
Do đó, trong thời gian qua, Bộ Y tế liên tục có văn bản đề nghị các địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm, khẩn trương tổ chức tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi đảm bảo an toàn, hiệu quả theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
https://www.qdnd.vn/y-te/tin-tuc/nhung-tinh-thanh-pho-nao-tiem-vac-xin-phong-covid-19-thap-700056
Có thêm 745 ca mắc Covid-19, còn 41 bệnh nhân đang thở ôxy
http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/suc-khoe/1037139/co-them-745-ca-mac-covid-19-con-41-benh-nhan-dang-tho-oxy
Cả nước có 745 ca mắc COVID-19; Bộ Y tế điểm tên các địa phương có tỷ lệ tiêm mũi 3,4 thấp
https://bnews.vn/ca-nuoc-co-745-ca-mac-covid-19-bo-y-te-diem-ten-cac-dia-phuong-co-ty-le-tiem-mui-3-4-thap/251376.html
Tiêm hơn 10 triệu liều vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi
https://www.vietnamplus.vn/tiem-hon-10-trieu-lieu-vaccine-covid19-cho-tre-tu-5-den-duoi-12-tuoi/806143.vnp
Tiêm mũi 2 vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi đạt 27,1%
https://thoibaotaichinhvietnam.vn/tiem-mui-2-vac-xin-phong-covid-19-cho-tre-tu-5-duoi-12-tuoi-dat-271-108995.html
Biến thể phụ BA.4, BA.5 xâm nhập, Bộ Y tế tiếp tục công bố hàng chục tỉnh tiêm vaccine COVID-19 chậm
https://suckhoedoisong.vn//bien-the-phu-ba4-ba5-xam-nhap-bo-y-te-tiep-tuc-cong-bo-hang-chuc-tinh-tiem-vaccine-covid-19-cham-169220717143802187.htm
Tỉ lệ tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi đạt hơn 60%
https://laodong.vn/y-te/ti-le-tiem-vaccine-covid-19-cho-tre-em-tu-5-11-tuoi-dat-hon-60-1068823.ldo
IV. Pháp luật - An ninh – Quốc phòng
1. Vụ Công ty tang lễ Hoàng Long độc quyền hỏa táng: Sở Xây dựng Nam Định có chậm trễ giải quyết đơn thư?
(Danviet.vn 16/7, Đỗ Lực)
UBND tỉnh Nam Định giao Sở Xây dựng giải quyết đơn thư khiếu nại việc Công ty CP dịch vụ tang lễ Hoàng Long tự ý nâng giá dịch vụ. Tuy nhiên, đến nay sau hơn 1 năm kể từ ngày ra thông báo gửi công dân, Sở Xây dựng Nam Định vẫn chưa có thông báo kết quả kiểm tra.
Như Báo điện tử Dân Việt đã thông tin hơn một năm nay, hàng chục người dân làm dịch vụ xe tang, hỏa táng trên địa bàn tỉnh Nam Định lâm vào tình trạng "dở khóc, dở cười", khi Công ty CP dịch vụ tang lễ Hoàng Long- đơn vị sở hữu Đài hóa thân hoàn vũ Công viên nghĩa trang Thanh Bình (địa chỉ quốc lộ 21, xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Lộc, Nam Định) từ chối cung cấp dịch vụ hỏa táng.
Công việc, cuộc sống của 27 người làm dịch vụ xe tang, hỏa táng gặp nhiều khó khăn khi bị "cấm túc". Họ phải đưa thi thể người quá cố ở Nam Định lên tận Đài hóa thân hoàn vũ ở Hà Nội để hỏa táng.
Những người làm dịch vụ hỏa táng, xe tang ở Nam Định đã làm đơn gửi lên UBND tỉnh Nam Định, Ban Nội chính Tỉnh ủy Nam Định, Công an tỉnh Nam Định… với mong muốn các cơ quan chức năng tỉnh Nam Định sớm vào cuộc đòi lại quyền lợi cho người dân.
"Chúng tôi dù đã tốn không ít giấy mực gửi đơn đến cơ quan chức năng, nhưng đến nay sau hơn 1 năm những người làm dịch vụ xe tang, hỏa táng ở Nam Định vẫn chưa nhận được kết quả trả lời.
Có chăng cũng chỉ là những văn bản, thông báo đã chuyển đơn của người dân đến Sở Xây dựng Nam Định để giải quyết theo thẩm quyền …", ông Lưu Công Đạo (xã Giao Tân, huyện Giao Thủy, Nam Định) - một trong những người làm dịch vụ xe tang, hỏa táng ở Nam Định nói.
Phó Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Nam Định Nguyễn Minh Văn ký thông báo gửi tới ông Đạo cho biết, đơn kiến nghị xử lý việc Công ty tang lễ Hoàng Long nâng giá dịch vụ hỏa táng, cấm cản không cho vào đài của ông đã được Ban Nội chính Tỉnh ủy chuyển đến ông Phạm Đình Nghị- Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định để chỉ đạo, giải quyết theo quy định.
Cũng theo ông Đạo, bản thân ông cùng rất nhiều người dân đã làm đơn gửi lên Ban Nội chính Tỉnh ủy Nam Định để đề nghị cơ quan này vào cuộc xử lý việc Công ty tang lễ Hoàng Long nâng giá dịch vụ hỏa táng, cấm cửa 27 người làm dịch vụ xe tang, hỏa táng trên địa bàn cùng nhiều vấn đề khác.
Tuy nhiên, ông Đạo cũng chỉ nhận được thông báo của Ban Nội chính Tỉnh ủy Nam Định với nội dung đã nhận được đơn thư và chuyển đơn của ông đến Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định để chỉ đạo, giải quyết theo quy định.
Thế nhưng, từ ngày nhận được thông báo đến nay, ông vẫn không nhận được thông báo kết quả xử lý của các cơ quan có thẩm quyền.
"Ngày 25/05/2021, ông Nguyễn Minh Văn - Phó Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Nam Định ký thông báo số 124/TB-BNCTU gửi cho tôi với nội dung: Ban Nội chính Tỉnh ủy nhận được đơn thư của các ông, bà, với nội dung: kiến nghị việc ông Trần Đình Giao và một số người ở Công ty tang lễ Hoàng Long vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ tang lễ, hỏa táng như: nâng giá dịch vụ hỏa táng, dịch vụ xe tang và yêu cầu các hộ dân phải mua quan tài, tiểu quách với giá cao, nếu không đồng ý thì không cho vào hỏa táng…
Đơn do Thường trực Tỉnh ủy giao Ban Nội chính Tỉnh ủy tham mưu, xử lý. Sau khi xem xét nội dung đơn, Ban Nội chính Tỉnh ủy đã chuyển đơn của ông đến đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh để chỉ đạo, giải quyết theo quy định.
Dù nội dung thông báo rõ ràng là vậy, nhưng đến nay sau hơn 1 năm mòn mỏi chờ đợi tôi cũng không nhận được thông tin thông báo kết quả giải quyết từ cơ quan có thẩm quyền ở Nam Định…", ông Lưu Công Đạo nói.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh Nam Định ký văn bản thông báo gửi cho ông Thỏa cho biết, UBND tỉnh Nam Định đã giao Sở Xây dựng Nam Định giải quyết đơn thư khiếu nại việc Công ty tang lễ Hoàng Long tự ý nâng giá dịch vụ hỏa táng.
Cũng là một trong những người ký đơn gửi đến các cơ quan chức năng ở Nam Định để đề nghị giải quyết việc Công ty tang lễ Hoàng Long cấm cửa các dịch vụ xe tang, hỏa táng; thu tiền trái quy định, ông Phạm Văn Thỏa, xã Trực Đại (huyện Trực Ninh, Nam Định) cho hay, sau nhiều lần gửi đơn, ngày 25/05/2021, bản thân ông nhận được thông báo số 436/UBND-VP8 do ông Trần Kha - Chánh văn phòng UBND tỉnh Nam Định ký gửi.
Nội dung: UBND tỉnh Nam Định nhận được đơn của các ông bà kiến nghị, phản ánh về việc tự ý nâng giá dịch vụ hỏa táng của Công ty CP tang lễ Hoàng Long… Sau khi xem xét nội dung đơn, căn cứ các quy định của pháp luật, UBND tỉnh đã chuyển đơn của các ông bà đến Sở Xây dựng Nam Định xem xét, xử lý theo quy định.
Cũng từ đó đến nay, ông chưa được Sở Xây dựng Nam Định gọi lên thông báo kết quả giải quyết đơn thư.
Theo tìm hiểu của PV, ngày 26/05/2021, ông Trần Thế Anh - Chánh thanh tra Sở Xây dựng Nam Định (nay là Phó giám đốc Sở Xây dựng Nam Định) ký công văn số 46/CV-TTr gửi ông Lưu Công Đạo cho biết, Sở Xây dựng Nam Định đã nhận được đơn thư của các hộ làm dịch vụ hỏa táng trên địa bàn tỉnh.
Hiện Sở Xây dựng được UBND tỉnh Nam Định giao chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch đầu tư, Công an tỉnh và UBND huyện Mỹ Lộc kiểm tra đối với Công ty CP dịch vụ tang lễ Hoàng Long trong việc chấp hành các quy định pháp luật về giá dịch vụ hỏa táng theo văn bản số 435/UBND-VP8 ngày 25/5/2021.
Sau khi có báo cáo kết quả kiểm tra của đoàn kiểm tra, Sở Xây dựng sẽ có văn bản trả lời gửi tới đại diện các hộ phục vụ dịch vụ hỏa táng…
Ngày 26/05/2021, ông Trần Thế Anh- Chánh thanh tra Sở Xây dựng Nam Định (nay là Phó giám đốc Sở Xây dựng Nam Định) ký công văn gửi ông Lưu Công Đạo cho biết sẽ kiểm tra việc chấp hành quy định về giá tại Công ty tang lễ Hoàng Long. Nhưng đến nay sau hơn 1 năm, ông Đạo vẫn chưa 1 lần được Sở Xây dựng Nam Định thông báo kết quả kiểm tra.
Văn bản thông báo được gửi đến ông Đạo rõ ràng, rành mạch là vậy, nhưng đến nay ông Đạo vẫn chưa một lần nhận được thông báo kết quả kiểm tra của Sở Xây dựng Nam Định như ông Trần Thế Anh - Chánh thanh tra Sở Xây dựng Nam Định đã từng ký.
Có thể khởi kiện cơ quan chức năng không thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ được giao
Liên quan đến việc chậm trễ giải quyết đơn thư khiếu nại của người dân của các cơ quan chức năng ở Nam Định, trao đổi với PV Báo điện tử Dân Việt, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp cho rằng, pháp luật quy định công dân có quyền khiếu nại đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có chức vụ quyền hạn.
Bởi vậy trong trường hợp người có chức vụ quyền hạn không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chức trách nhiệm vụ được giao thì người dân có quyền thực hiện thủ tục khiếu nại theo quy định của luật hiện hành hoặc tiến hành khởi kiện vụ án hành chính theo quy định của luật tố tụng hành chính.
Ngoài ra, pháp luật còn quy định quyền được tố cáo của công dân. Theo đó, khi công dân phát hiện ra có tổ chức, cá nhân có thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì có quyền tố cáo đến người đứng đầu của cơ quan, tổ chức đó.
Trường hợp người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo mà không thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ của mình, không thụ lý xem xét giải quyết theo quy định pháp luật thì người dân có quyền khởi kiện hành chính hoặc khiếu nại, tố cáo đối với những người không thực hiện chức trách nhiệm vụ của mình theo quy định pháp luật.
Bởi vậy, ở địa phương nào để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật về hỏa táng, xảy ra các vụ án hình sự Cưỡng đoạt tài sản, lợi dụng chức vụ quyền hạn hoặc các hành vi khác xâm phạm đến hoạt động mai táng, hỏa táng thì đơn vị quản lý, người có chức trách nhiệm vụ trong việc quản lý lĩnh vực này phải chịu trách nhiệm, trong đó không loại trừ trách nhiệm kỷ luật và có thể còn có trách nhiệm pháp lý cao hơn nếu thiếu trách nhiệm gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Do đó, ngoài việc xử lý các đối tượng đã ăn chặn trong hoạt động hoả táng bằng chế tài hình sự thì cơ quan chức năng cũng sẽ làm rõ vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực này ở địa phương, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác quản lý.
Nếu để xảy ra vi phạm mà có lỗi của người quản lý thì phải xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.
https://danviet.vn/so-xay-dung-nam-dinh-co-cham-tre-giai-quyet-don-thu-to-cao-cong-ty-tang-le-hoang-long-2022071512322434.htm
2. Bất ngờ phát hiện cháu bé trai 10 tuổi trên tàu hỏa, gia đình nghi bị bắt cóc?
(Phunuvietnam.vn 17/7, Nguyễn Cảnh Dũng; Anninhthudo.vn 17/7; Plo.vn 17/7; Vtc.vn 17/7; Nld.com.vn 17/7; Nguoiduatin.vn 17/7; Kinhtedothi.vn 17/7; Zingnews.vn 17/7; Suckhoedoisong.vn 17/7; Giaoducthoidai.vn 17/7; Baogiaothong.vn 17/7; Cand.com.vn 17/7; Vtv.vn 17/7; Tuoitre.vn 17/7; Vov.vn 17/7; Thanhnien.vn 17/7; Vov.gov.vn 17/7; Truyền hình thông tấn – Bản tin Thời sự 22h ngày 17/7 + Thời sự 6h ngày 18/7)
Tàu khách Thống nhất SE11 Hà Nội - Sài Gòn khi đang đi đến khu vực Nghệ An - Hà Tĩnh thì tiếp viên phát hiện có một bé trai khoảng 10 tuổi không có người thân đi cùng. Cháu bé sau đó được xác định ở Nam Định.
Chiều 17/7, trao đổi với PV báo Phụ nữ Việt Nam, đại diện Đoàn tiếp viên đường sắt Phương Nam cho biết trên chuyến tàu SE11 đang hành trình về ga Sài Gòn vào sáng 17/7, tổ tàu vừa bàn giao một cháu trai nghi bị bắt cóc cho ga Đà Nẵng để gửi theo tàu về gia đình tại Nam Định.
Theo báo cáo ban đầu về sự việc, Tàu SE11 xuất phát từ ga Hà Nội lúc 11h05’ ngày 16/7. Vào khoảng 23h30’ cùng ngày, khi tàu đến khu vực Nghệ An-Hà Tĩnh, tiếp viên toa xe khách số 2 Lê Trọng Tiến báo có 1 bé trai khoảng 10 tuổi không có người thân đi cùng.
Sau khi tiếp nhận thông tin, trưởng tàu cùng bảo vệ theo tàu đã đưa bé trai về toa công vụ, đồng thời báo ban lãnh đạo trạm biết thông tin sự việc trên.
Thông qua hệ thống phát thanh trên tàu đến tất cả các hành khách nhưng không có ai là người thân của bé trai. Trưởng tàu sau đó đã điện báo cho ga Nam Định biết sự việc này và nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ từ Ban quản lý ga Nam Định.
Qua tìm hiểu, bé trai được biết tên là Lê Đại Dương (học sinh lớp 4A1) Trường Tiểu học Lê Hồng Sơn (TP. Nam Định). Bé trai này không nhớ được họ tên cha mẹ. Khi được hỏi, bé trai cho biết có 1 người đàn ông đã đưa mình lên chuyến tàu, sau đó, bé trai không thấy người đàn ông đó nữa.
Đến khoảng 6h45’ ngày 17/7, có một số điện thoại tự xưng là công an khu vực TP. Nam Định đã gọi điện nhở trưởng tàu giữ hộ cháu. Cháu bé sau đó đã được bàn giao cho công an TP. Đà Nẵng.
Cũng trong sáng sớm nay, có một số điện thoại tự xưng là Trần Thị Vân và giới thiệu là mẹ của cháu bé. Người này có nguyện vọng nhờ trưởng tàu chăm sóc cháu bé, giúp đỡ đưa cháu bé xuống ga Đà Nẵng và gửi chuyến tàu sớm nhất để cháu có thể về lại ga Nam Định.
Trao đổi với PV, chị Trần Thị Vân (mẹ cháu bé) xác nhận thông tin cháu bé được phát hiện trên tàu chính là con trai mình. Chị Vân cho biết bản thân đang đi làm ở Phủ Lý (Hà Nam) thì được người con gái lớn báo tin con trai là cháu Lê Đại Dương đột nhiên mất tích từ đầu giờ chiều ngày 16/7.
"Con tôi rời khỏi nhà lúc 2h chiều. Khoảng 3h, cả nhà phát hiện ra sự việc, lập tức chia nhau đi tìm nhưng vẫn không có tung tích gì của cháu. Quá trình trích xuất camera của người dân, gia đình thấy cháu đi ra ngõ chơi vào khoảng hơn 14h ngày 16/7.
Suốt cả đêm hôm qua, cả nhà vẫn tìm con trong vô vọng. Đến sáng nay thì nhận được thông tin cháu ở trên tàu. Qua điện thoại, tôi đã nói chuyện với con. Lúc đó, thật không tả được cảm xúc nữa", chị Vân vui mừng kể lại.
Theo chị Vân, chị có hỏi thăm qua điện thoại thì cháu nói trước đó có sang nhà người bạn chơi, sau đó bỗng nhiên bị ngất đi. Khi tỉnh lại thì cháu phát hiện mình đang ở trên tàu.
Sau khi biết con đã ở trên tàu, gia đình chị Vân định vào đón cháu nhưng các anh chị trên tàu nói sẽ đưa con về tận ga Nam Định cho gia đình đỡ mất thời gian vào. Chúng tôi vô cùng cảm ơn việc làm tốt đẹp của các anh chị. Nếu các anh chị ấy không phát hiện ra, con tôi không biết bây giờ sẽ ra sao", chị Vân xúc động.
Cũng theo chị Vân cung cấp, đến khoảng 2h sáng ngày 18/7, con trai chị sẽ đến ga Nam Định và gia đình sẽ đưa cháu bé về nhà. "Kể từ khi cháu mất thông tin, gia đình tôi rất lo lắng nhưng may mắn được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa cháu về. Tôi vẫn nghĩ đã có kẻ bắt cóc con tôi bởi tàu kiểm soát rất nghiêm, làm sao con tôi tự lên được. Thế nhưng, trước mắt con bình an là vui lắm rồi", chị Vân chia sẻ.
https://phunuvietnam.vn/bat-ngo-phat-hien-chau-be-trai-10-tuoi-tren-tau-hoa-gia-dinh-nghi-bi-bat-coc-20220717155558894.htm
Cháu bé 10 tuổi ở Nam Định đi lạc lên tàu TP.HCM được tổ tàu phát hiện, đưa về quê
https://www.anninhthudo.vn/chau-be-10-tuoi-o-nam-dinh-di-lac-len-tau-tp-hcm-duoc-to-tau-phat-hien-dua-ve-que-post510950.antd
Bé trai 10 tuổi không có người thân trên tàu hỏa, nghi bị bắt cóc
https://plo.vn/be-trai-10-tuoi-khong-co-nguoi-than-tren-tau-hoa-nghi-bi-bat-coc-post689560.html
Phát hiện bé trai nghi bị bắt cóc đưa lên tàu vào Nam
https://www.nguoiduatin.vn/phat-hien-be-trai-nghi-bi-bat-coc-dua-len-tau-vao-nam-a560370.html
Bé trai 10 tuổi đang ngủ ở nhà, tỉnh giấc đã trên... tàu hỏa
https://nld.com.vn/thoi-su/be-trai-10-tuoi-dang-ngu-o-nha-tinh-giac-da-tren-tau-hoa-20220717163621313.htm
Đưa bé trai nghi bị bắt cóc về cho gia đình
https://kinhtedothi.vn/dua-be-trai-nghi-bi-bat-coc-ve-cho-gia-dinh.html
Phát hiện bé trai nghi bị bắt cóc, đưa lên tàu vào Nam
https://zingnews.vn/phat-hien-be-trai-nghi-bi-bat-coc-dua-len-tau-vao-nam-post1336383.html
Phát hiện bé trai 10 tuổi nghi bị bắt cóc trên tàu khách Bắc – Nam
https://suckhoedoisong.vn//phat-hien-be-trai-10-tuoi-nghi-bi-bat-coc-tren-tau-khach-bac-nam-169220717162305746.htm
Đưa bé trai nghi bị bắt cóc từ Đà Nẵng về cho gia đình ở Nam Định
https://vtc.vn/dua-be-trai-nghi-bi-bat-coc-tu-da-nang-ve-cho-gia-dinh-o-nam-dinh-ar688513.html
Phát hiện 1 bé trai 10 tuổi quê Nam Định lạc gia đình trên chuyến tàu vào Nam
https://giaoducthoidai.vn/phat-hien-1-be-trai-10-tuoi-que-nam-dinh-lac-gia-dinh-tren-chuyen-tau-vao-nam-post601081.html
Phát hiện bé trai nghi bị bắt cóc đưa lên tàu vào Nam
https://www.baogiaothong.vn/phat-hien-be-trai-nghi-bi-bat-coc-dua-len-tau-vao-nam-d559640.html
Bé trai nghi bị bắt cóc đưa lên tàu Thống nhất
https://cand.com.vn/Ban-tin-113/be-trai-nghi-bi-bat-coc-dua-len-tau-thong-nhat-i660711/
Phát hiện bé trai 10 tuổi lạc gia đình trên chuyến tàu vào Nam
https://vtv.vn/xa-hoi/phat-hien-be-trai-10-tuoi-lac-gia-dinh-tren-chuyen-tau-vao-nam-20220717174915834.htm
Bé trai 10 tuổi ở Nam Định đi lạc trên tàu hỏa vào TP.HCM, được đưa về quê
https://tuoitre.vn/be-trai-10-tuoi-o-nam-dinh-di-lac-tren-tau-hoa-vao-tp-hcm-duoc-dua-ve-que-20220717113345684.htm
Đưa bé trai nghi bị bắt cóc về với gia đình ở Nam Định
https://vov.vn/xa-hoi/tin-24h/dua-be-trai-nghi-bi-bat-coc-ve-voi-gia-dinh-o-nam-dinh-post957351.vov
Đà Nẵng: Tìm được gia đình của bé trai 10 tuổi nghi bị bắt cóc
https://thanhnien.vn/da-nang-tim-duoc-gia-dinh-cua-be-trai-10-tuoi-nghi-bi-bat-coc-post1479203.html
Đưa bé trai nghi bị bắt cóc về với gia đình ở Nam Định
https://vov.gov.vn/dua-be-trai-nghi-bi-bat-coc-ve-voi-gia-dinh-o-nam-dinh-dtnew-410124
Đưa bé trai nghi bị bắt cóc về với gia đình ở Nam Định
https://vnews.gov.vn/video/ban-tin-thoi-su-22h-ngay-17-7-2022-46142.htm
https://vnews.gov.vn/video/ban-tin-thoi-su-6h-ngay-18-7-2022-46157.htm
3. Xúc động lá thư cảm ơn lực lượng Công an của người thân có con bị lừa sang Campuchia
(Cand.com.vn 18/7, T.Nhung-N.Minh)
“Gia đình chúng tôi xin cảm ơn các cán bộ Công an tỉnh Tây Ninh đã kịp thời giải cứu con chúng tôi thoát khỏi bọn lừa đảo. Nếu không có các đồng chí thì tính mạng của cháu đã gặp nguy hiểm!”. Đó là dòng thư tay đầy xúc động của gia đình nạn nhân Trần Thị H (quê Nam Định) bị lừa bán sang Campuchia với thủ đoạn “việc nhẹ, lương cao”, vừa gửi đến Công an tỉnh Tây Ninh.
Họ xúc động được đón con gái của mình trở về từ Campuchia, kết thúc những tháng ngày chịu cảnh “địa ngục” nơi xứ người, vì giấc mộng kiếm tiền.
Cũng như bao nạn nhân khác bị lừa bán sang Campuchia, vì ôm mộng tìm được công việc nhẹ, lương cao, em H bị nhóm “xã hội đen” ở nước ngoài khống chế, giam giữ buộc phải làm nghề “nhạy cảm” để trả món nợ cho chuyến di chuyển từ Việt Nam sang Campuchia. Thông tin liên lạc cuối cùng gia đình H nhận được, chỉ là dòng tin nhắn cầu cứu của nạn nhân.
Gia đình H cho biết: H nhắn là con đang bị đưa sang Campuchia rồi. Bây giờ không về được Việt Nam vì không có giấy tờ, không rõ địa điểm mà chúng giam giữ mình. Ngoài H, có hơn 10 cô gái Việt Nam khác cùng lâm vào cảnh tương tự. Có khách thì chúng dọa đánh, ép buộc phải tiếp khách. Thấy nhiều cô gái khác bị đánh nên H sợ lắm…
Ngay sau nhận tin nhắn của con, gia đình H đón xe từ Nam Định vào Tây Ninh. “Lúc đó, chúng tôi đau đớn, hoang mang, vì lo sợ không tìm được H nhưng nhờ sự nhanh chóng, quyết liệt vào cuộc của Công an tỉnh Tây Ninh, sau 10 ngày H được giải cứu và đưa về quê nhà an toàn", trong thư viết.
“Gia đình chúng tôi viết lá thư này bày tỏ lòng biết ơn ban lãnh đạo Công an tỉnh Tây Ninh và các cán bộ, chiến sĩ Công an đã nhanh chóng vào cuộc, ngày đêm vất vả truy tìm, không ngại hiểm nguy để cứu được con chúng tôi trở về”.
https://cand.com.vn/hoat-dong-ll-cand/xuc-dong-la-thu-cam-on-luc-luong-cong-an-cua-nguoi-than-co-con-bi-lua-sang-campuchia-i660765/
V. Điểm tin đã đưa
1. Công an Nam Định kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân
(Antv.gov.vn 17/7; Truyền hình An ninh – Bản tin Nhật kí An ninh ngày 17/7)
Công an tỉnh Nam Định vừa tổ chức gặp mặt, tri ân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân. Chặng đường 60 năm của lực lượng Cảnh sát nhân dân Công an Nam Định có nhiều chiến công, thành tích đặc biệt xuất sắc.
https://www.antv.gov.vn/tin-tuc/chinh-tri/cum-thi-dua-so-7-so-ket-phong-trao-thi-dua-vi-an-ninh-to-quoc-465784.html
2. Hồi âm: Thu hồi dự án nhà máy nước Hải Minh ở Nam Định
(Nông thôn ngày nay 18/7, tr11, Đình Việt)
Tháng 11/2021 Báo điện tử Dân Việt đăng tải loạt bài: "Nam Định: Nhà máy nước sạch hai lần khởi công vẫn chậm tiến độ". Loạt bài phản ánh việc Nhà máy nước Hải Minh (xã Hải Minh, huyện Hải Hậu) của Công ty cổ phần đầu tư và cung cấp nước sạch Hoàng Kim (Công ty Hoàng Kim) bị chậm tiến độ và một số vấn đề về thủ tục chưa hoàn thiện. Sau loạt bài của Dân Việt, mới đây, cơ quan chức năng của tỉnh Nam Định có quyết định chấm dứt hoạt động dự án và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của Công ty Hoàng Kim.
3. Danh mục 34 cảng biển Việt Nam
(Baodautu.vn 16/7, T.T)
Theo Quyết định số 804/QĐ-TTg ngày 8/7/2022 công bố danh mục cảng biển Việt Nam, trong 34 cảng biển Việt Nam có 2 cảng biển loại đặc biệt là cảng biển Hải Phòng và cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong đó có 14 cảng biển loại III: Nam Định, Thái Bình, Quảng Nam, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, An Giang, Vĩnh Long, Cà Mau, Kiên Giang.
https://baodautu.vn/danh-muc-34-cang-bien-viet-nam-d169760.html