Cục An toàn thông tin hợp tác với Google ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ”

Đăng ngày 24 - 12 - 2024
Lượt xem: 66
100%

 

 

Mic.gov.vn - Ngày 20/12/2024, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, phối hợp với Google chính thức ra mắt tính năng "Ứng dụng chính thức của Chính phủ" nhằm tăng cường bảo vệ người dùng trước các hành vi lừa đảo và đảm bảo an toàn trực tuyến tại Việt Nam.

Việt Nam là nước đầu tiên hợp tác cùng Google triển khai sáng kiến mới này. Tính năng "Ứng dụng chính thức của Chính phủ" trên Google Play giúp người dùng dễ dàng nhận diện các ứng dụng chính thức do cơ quan nhà nước phát hành.

Đây là kết quả từ sự hợp tác chặt chẽ giữa Cục An toàn thông tin và Google trong việc xác minh tính hợp pháp của các ứng dụng cung cấp các dịch vụ thiết yếu như dịch vụ công, định danh cá nhân cho công dân Việt Nam. Mục tiêu là đảm bảo các ứng dụng này đại diện chính thức cho các cơ quan nhà nước tại Việt Nam.

Cục An toàn thông tin đã phối hợp xác minh và khuyến khích các cơ quan nhà nước đăng ký ứng dụng để được cấp nhận diện nhằm mở rộng danh sách các ứng dụng chính phủ đáng tin cậy với người dùng. Khi người dùng truy cập Google Play, các ứng dụng chính phủ chính thức sẽ hiển thị nhận diện "Chính phủ" giúp người dùng yên tâm về tính xác thực của ứng dụng. Điều này đặc biệt quan trọng ở Việt Nam, nơi nhu cầu về các dịch vụ của Chính phủ và số lượng ứng dụng của Chính phủ trên nền tảng này đang tăng nhanh chóng.

"Tính năng nhận diện ứng dụng chính phủ trên Google Play là bước tiến quan trọng trong việc hỗ trợ người dân Việt Nam tiếp cận các ứng dụng chính phủ đáng tin cậy. Điều này không chỉ giúp người dân dễ dàng nhận diện và sử dụng các dịch vụ công chính thức, mà còn góp phần nâng cao nhận thức và niềm tin vào các dịch vụ số của Nhà nước. Chúng tôi trân trọng sự hợp tác của Google trong việc mang lại sáng kiến này", ông Trần Quang Hưng, Quyền Cục trưởng Cục An toàn thông tin, chia sẻ:

Ông Wilson White, Phó chủ tịch Bộ phận Chính sách công và Quan hệ chính phủ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Google, cho biết: "Chúng tôi luôn nỗ lực tại Google Play để đảm bảo người dùng có trải nghiệm mượt mà, đáng tin cậy và an toàn. Chúng tôi liên tục bổ sung các tính năng mới để giúp người dùng dễ dàng tìm thấy ứng dụng mong muốn và nỗ lực mới nhất của chúng tôi là cấp nhận diện ứng dụng chính phủ. Ngày nay, các ứng dụng của chính phủ cung cấp rất nhiều dịch vụ thiết yếu và chúng tôi muốn đảm bảo bạn có thể dễ dàng tìm đúng dịch vụ bạn cần. Chúng tôi trân trọng cảm ơn các cơ quan chính phủ và các nhà phát triển của Việt Nam đã hợp tác với chúng tôi để triển khai tính năng và chúng tôi rất vui mừng được tiếp tục công việc ý nghĩa này."

Cục An toàn thông tin cam kết tiếp tục hợp tác với Google và các cơ quan liên quan trong việc cấp nhận diện cho các ứng dụng chính phủ nhằm nâng cao trải nghiệm an toàn cho người dùng trên không gian mạng. Hiện tại, hơn 80 ứng dụng chính phủ tại Việt Nam đã được cấp nhận diện ứng dụng chính thức của chính phủ, danh sách được công bố tại Hệ thống Tín Nhiệm mạng (tinnhiemmang.vn), trong đó có VneID, VssID, i-SPEED by VNNIC, Hóa Đơn Điện Tử TCT, Dịch Vụ Công Bộ Y Tế./.

 
Giang Phạm

Tin liên quan

Ra mắt Cẩm nang bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng năm 2024(19/12/2024 6:35 CH)

Hiệu quả tích cực trong xây dựng hệ sinh thái công dân số(19/12/2024 5:53 CH)

Công bố và trao tặng danh hiệu Chìa khóa vàng 2024(13/12/2024 7:20 CH)

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng(13/12/2024 5:58 CH)

Khai mạc Hội thảo – Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024(13/12/2024 5:54 CH)

Tin mới nhất

Thủ tướng phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng...(19/12/2024 6:38 CH)

Ra mắt Cẩm nang bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng năm 2024(19/12/2024 6:35 CH)

Hiệu quả tích cực trong xây dựng hệ sinh thái công dân số(19/12/2024 5:53 CH)

Đột phá phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số (kỳ II)(13/12/2024 7:54 CH)

Đột phá phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số (kỳ I)(13/12/2024 7:52 CH)

°
31 người đang online